Feb-21-2023

Cloud Backup & sao lưu dữ liệu truyền thống - Lựa chọn nào cho Doanh nghiệp?

Phần lớn các Doanh nghiệp (DN) hiện nay đều có nhu cầu sao lưu và bảo mật dữ liệu. Tuy nhiên, đâu là giải pháp lưu trữ tối ưu nhất vẫn là câu hỏi khiến nhiều DN phải băn khoăn.

Bài viết sau đây của VNG Cloud sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa Cloud Backup và sao lưu dữ liệu kiểu truyền thống. Từ đó giúp bạn xem xét tất cả những ưu - nhược điểm của hai giải pháp này và đưa ra lựa chọn phù hợp với DN của mình.

Cloud Backup là gì?

Là giải pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu theo mô hình điện toán đám mây sử dụng các công nghệ hiện đại và phát triển dựa vào Internet. Với mức độ bảo vệ cao cùng chi phí bảo trì thấp, Cloud Backup cho phép đưa toàn bộ hệ thống trở lại trạng thái trước khi gặp sự cố, dữ liệu sẽ được bảo vệ an toàn và khôi phục nhanh chóng khi sự cố xảy ra, giảm thiểu thời gian ngưng trệ, đảm bảo hệ thống sẽ luôn hoạt động liên tục.

Đặc biệt, khi lưu trữ dữ liệu trên Cloud, nhân viên của DN có thể truy cập thông tin ngay khi cần, mọi lúc, mọi nơi, chỉ với kết nối Internet. Điều này giúp việc truy cập trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn đáng kể.

Cloud Backup và sao lưu dữ liệu kiểu truyền thống sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nào?

Vậy Cloud Backup hay sao lưu dữ liệu truyền thống mới là lựa chọn tốt nhất cho DN? Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa hai giải pháp này.

 
Sao lưu dữ liệu truyền thống
Cloud Backup

Thời gian khôi phục dữ liệu

- Thời gian khôi phục dữ liệu của các hình thức sao lưu truyền thống như băng từ có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.
- Nhanh chóng khôi phục một hoặc nhiều máy chủ hoặc tập dữ liệu mong muốn chỉ trong vài phút để thiết lập, xử lý.

Tác động từ con người

-Hỏng hóc dữ liệu do sự tác động của con người xảy ra thường xuyên.

- 58% lỗi ngưng hoạt động là từ con người.

-Hệ thống sao lưu theo lịch tự động, hạn chế tác động của con người.

Cảnh báo sao lưu

- Khó để kiểm tra tình trạng của dữ liệu và kết quả tiến trình sao lưu.
- Tự động ghi lại tình trạng sao lưu, sau đó gửi email thông báo đến người dùng.

Sao lưu dữ liệu

- Dữ liệu và việc sao lưu có thể gặp nguy hiểm nếu để cùng một chỗ.
- Dữ liệu được lưu ở hai nơi: thiết bị lưu trữ và đám mây có thể giúp giảm thời gian ngừng dịch vụ.

Mã hóa dữ liệu

- Việc mã hóa dữ liệu bị giới hạn, cơ chế mã hóa có thể không đáp ứng theo các tiêu chuẩn về an toàn thông tin.
- Dữ liệu được mã hóa bằng các chuẩn mã hóa mới nhất (AES256, DES 64, RC2 128...) đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.

An toàn dữ liệu

- Luôn tiềm ẩn nguy cơ mất, bị đánh cắp dữ liệu

- Hệ thống tự động sao lưu thời gian mong muốn của người dùng

- Dễ dàng kiểm tra chi tiết các thông số backup theo thời gian thực và không giới hạn phiên bản sao lưu.

Bảo mật dữ liệu

- Tỷ lệ lỗi khi khôi phục dữ liệu của băng trên 50%.

- Lưu trữ dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Tier 3, đảm bảo an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27001.

- Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu lên tới 99,99%.

Ở Việt Nam, có thể kể đến giải pháp Cloud Backup của VNG Cloud. Với VNG Cloud Backup, dữ liệu sao lưu sẽ được tiến hành mã hóa AES 256-bit trước khi truyền tải từ hệ thống chính lên VNG Cloud. Dữ liệu sau khi backup thành công sẽ được lưu trữ trên hệ thống Cloud storage, tự động sao lưu thành 2 bản trên 2 máy chủ vật lý khác nhau nhằm tránh những thảm họa đánh mất dữ liệu.

Hơn nữa, DN hoàn toàn có thể tự thao tác trên giao diện quản trị của VNG Cloud, chủ động quản lý thiết lập lịch sao lưu, dễ dàng theo dõi các hoạt động trước và sau sao lưu.

Tìm hiểu thêm về VNG Cloud Backup tại đây.

TAG