Mô hình đám mây hiện đại cho ngành bán lẻ thế hệ mới

2023/09/13 10:55

Trong ba năm qua, ngành bán lẻ đã trải qua những thay đổi đáng kể do đại dịch Covid, khiến các nhà lãnh đạo phải đánh giá lại các chiến lược vận hành truyền thống. Khi hầu hết các tổ chức lấy nền tảng số làm nền tảng hoạt động chính, tầm quan trọng của chuyển đổi số ngày càng tăng lên. Do đó, các CIO và CTO đã và đang tìm kiếm các giải pháp đột phá, và nhiều người trong số đó đã tìm đến các giải pháp điện toán đám mây để có những cách tiếp cận nhanh chóng và mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới kinh doanh.

Tại sao ngành bán lẻ cần mô hình đám mây?

Mặc dù một số nhà lãnh đạo CNTT đã coi microservices framework là các ứng dụng dịch vụ abstract, nhưng họ vẫn chưa thể phát triển một chiến lược toàn diện hơn cho cả một tổ chức. Đây là lúc chúng ta cần đến một mô hình mới cho hệ thống CNTT trong bán lẻ, dựa theo một tập hợp các nguyên tắc cốt lõi như:

  • Tận dụng các nền tảng đám mây hoàn thiện, sẵn sàng cho doanh nghiệp để cung cấp khả năng mở rộng, bảo mật và phục hồi không giới hạn.
  • Kết nối mạng nhanh chóng cho các cửa hàng, giúp dễ dàng triển khai các chiến lược chuyển đổi số mới nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
  • Sử dụng kiến trúc microservices hiện đại cho phép các developer tăng tốc đổi mới kinh doanh thông qua các thành phần ứng dụng riêng biệt, dễ quản lý được xây dựng dựa trên nhau.
Cách mạng hóa chiến lược kinh doanh bán lẻ bằng các giải pháp đám mây

Cách mạng hóa chiến lược kinh doanh bán lẻ bằng các giải pháp đám mây

Mô hình đám mây (cloud framework) cho ngành bán lẻ được tạo ra để giúp các nhà lãnh đạo trong ngành vượt qua những thách thức cấp bách nhất của họ, chẳng hạn như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng hiện đại và khách hàng doanh nghiệp, quản lý cơ sở hạ tầng CNTT cũ và chuyển đổi các hệ thống CNTT trở nên linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Không chỉ đơn thuần là chuyển đổi các hệ thống hiện có lên đám mây, mục tiêu chính của mô hình là chuyển đổi sang một cấu trúc ứng dụng tiên tiến nhất có thể thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới trong ngành bán lẻ. Để đạt được điều này, chúng ta cần tách biệt các ứng dụng dành cho khách hàng và doanh nghiệp khỏi quy tắc nghiệp vụ cơ bản, được hiển thị dưới dạng dịch vụ cho ứng dụng nguồn. Các developer có thể tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách truy cập vào tập hợp các microservices thông qua API đạt tiêu chuẩn bảo mật và schema của doanh nghiệp.

5 lớp của mô hình dịch vụ đám mây trong ngành bán lẻ

Mô hình đám mây trong ngành bán lẻ cung cấp những định nghĩa thực tế cho các ý tưởng này, nó cho phép các nhà lãnh đạo CNTT vạch ra một chiến lược áp dụng hiệu quả và thành công hơn cho cả tổ chức và doanh nghiệp họ. Theo AWS, mô hình này được chia ra thành 5 lớp như sau:

5 lớp của mô hình dịch vụ đám mây trong ngành bán lẻ (Nguồn: AWS)

5 lớp của mô hình dịch vụ đám mây trong ngành bán lẻ (Nguồn: AWS)

  1. Dịch vụ đám mây cốt lõi: Đầu tiên, lớp này là nền tảng của mô hình, bao gồm các dịch vụ cơ sở hạ tầng CNTT đám mây như lưu trữ dữ liệu, điện toán, kết nối mạng và hệ thống cơ sở dữ liệu. Các dịch vụ quan trọng này hoạt động trên đám mây, cung cấp các tài nguyên mạng và điện toán cơ bản thúc đẩy chiến lược kinh doanh và các ứng dành cho khách hàng của nhà bán lẻ. Các nhà bán lẻ nên xem xét các tính năng như dễ sử dụng và khả năng mở rộng bên cạnh chi phí khi chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ giúp cắt giảm chi phí CNTT, và mang lại lợi nhuận cao hơn trong thời gian dài.
  2. Khoản nợ công nghệ:Đề cập đến gánh nặng kỹ thuật mà nhiều nhà bán lẻ bị mắc kẹt do các khoản đầu tư trước đây của họ vào các hệ thống thương mại sẵn có (COTS) như hệ thống ERP hoặc POS. Mô hình vạch ra một lộ trình để các nhà bán lẻ loại bỏ khoản nợ công nghệ này bằng cách tránh xa các hệ thống tốn kém và không linh hoạt này, đồng thời ứng dụng các dịch vụ đám mây bán lẻ đời mới. Trong quá trình chuyển đổi, các nhà bán lẻ có thể từ từ thúc đẩy nhiều ý tưởng sáng tạo và có giá trị hơn từ các giải pháp đám mây mới của họ cho đến khi họ sẵn sàng loại bỏ các ứng dụng cũ.
  3. Dịch vụ đám mây cho ngành bán lẻ: Lớp này bao gồm tập hợp các dịch vụ đám mây do nhà cung cấp dịch vụ đám mây phát triển, cung cấp các tính năng phổ biến cho kinh doanh như dự báo nhu cầu, cá nhân hóa và quản lý đơn hàng. Khối dịch vụ này phù hợp với các ứng dụng hiện tại đồng thời mang lại sự linh hoạt khi dịch chuyển khỏi các ứng dụng cũ theo tiến độ của riêng bạn.
  4. Lớp dịch vụ doanh nghiệp: Lớp dịch vụ này đưa ngành bán lẻ lên tầm cao hơn bằng cách hỗ trợ nhóm kỹ thuật của công ty, những người sử dụng các gói dịch vụ đám mây sẵn có để phát triển những tính năng sáng tạo, và khác biệt trong kinh doanh. Những dịch vụ doanh nghiệp này được phát triển dành riêng cho công ty hosting, tạo ra nền tảng số mà các công ty bán lẻ sử dụng để kinh doanh với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp của họ. Nền tảng được nhà bản lẻ tạo ra bằng cách kết hợp giữa các schema doanh nghiệp, API tiêu chuẩn, protocol bảo mật và các yếu tố khác với công nghệ đám mây.
  5. Những ứng dụng đổi mới ngành bán lẻ: Cuối cùng, lớp này là nơi các nhóm phát triển tích hợp sáng tạo các dịch vụ doanh nghiệp căn bản để nhanh chóng xây dựng các ứng dụng và dịch vụ mới hấp dẫn. Nó cho phép các nhà bán lẻ tạo sự khác biệt trên thị trường bằng đưa ra những dịch vụ và giải pháp đột phá. Đây là nơi những người theo sau thị trường có thể trở thành những người dẫn đầu thị trường thông qua những đổi mới tuyệt vời. Ví dụ: Amazon đã sử dụng lớp này để xây dựng vị trí dẫn đầu thị trường trong các giải pháp thanh toán hiện đại không cần thu ngân, voice ecommerce và các công cụ AR/VR mới thúc đẩy làn sóng kế tiếp về trải nghiệm thực tế ảo cho khách hàng.
Ngành bán lẻ hiện đại: Giao điểm giữa công nghệ đám mây và cuộc cách mạng bán lẻ

Trong ba năm qua, ngành bán lẻ đã trải qua những thay đổi đáng kể do đại dịch, buộc các nhà lãnh đạo phải đánh giá lại các mô hình kinh doanh truyền thống của họ. Với việc chuyển đổi số trở đang thành nhu cầu cơ bản với hầu hết các tổ chức, giá trị của ngành đã tăng lên. Đại dịch đã bất ngờ thúc đẩy doanh số bán hàng TMĐT lên tới 218,53 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2021, vượt qua các dự đoán ban đầu hơn hai năm.

Ngành bán lẻ đang phát triển nhanh chóng với việc áp dụng các công nghệ đời mới như AR và VR, các trải nghiệm mua sắm mới như giao hàng bên đường, giao hàng tận nhà, BOPIS và thanh toán không dùng tiền mặt/không tiếp xúc. Tuy nhiên, những công nghệ này đòi hỏi kỹ thuật rất cao, và chỉ có thể thực hiện được bằng cách sử dụng nền tảng đám mây.

Ứng dụng điện toán đám mây là cần thiết cho các nhà bán lẻ hiện đại

Ứng dụng điện toán đám mây là cần thiết cho các nhà bán lẻ hiện đại

Việc áp dụng đám mây là điều cần thiết đối với các nhà bán lẻ để mang lại tốc độ nhanh chóng và đáp ứng yêu cầu của ngành bán lẻ hiện đại. Nền tảng đám mây cho phép các nhà bán lẻ di chuyển, phát triển và vận hành khối lượng công việc lớn, phức tạp với thời gian hợp lý mà không cần phải cấu trúc lại, viết lại hoặc thay đổi bất kỳ cơ sở dữ liệu cốt lõi và quy tắc kinh doanh nào. Nó cũng cho phép dịch chuyển các công việc quan trọng cho sự đổi mới và mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất để doanh nghiệp thành công.

Mặc dù có những thách thức hay lo ngại trong quá trình chuyển đổi lên đám mây, các tổ chức có thể chuyển đổi từ hệ thống hiện tại lên đám mây một cách an toàn bằng việc sử dụng các giải pháp đám mây tiên tiến và có khả năng mở rộng toàn diện. Với việc áp dụng đám mây, các nhà bán lẻ có thể tận dụng công nghệ AR và VR để tạo ra trải nghiệm mua sắm phong phú và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Ngành bán lẻ đang có sự tăng trưởng đáng kể vào năm 2022, với tiềm năng tăng chuyển đổi mua sắm trực tuyến lên tới 17% thông qua việc sử dụng VR trong TMĐT. Bằng cách kết hợp VR và AR, nền kinh tế toàn cầu có khả năng tăng thêm 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, rào cản đối với việc áp dụng rộng rãi công nghệ VR là hiệu suất sử dụng chưa thích hợp.

Theo Bộ Công thương, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong năm 2022 tiếp tục phát triển, trở thành kênh phân phối quan trọng. Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam ước tính đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước năm 2022. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới.

Trong ngành bán lẻ hiện đại, thời gian load chậm có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ từ bỏ giỏ hàng của họ nếu load quá lâu, dẫn đến mất doanh số bán hàng và có khả năng ảnh hưởng lâu dài cho danh tiếng của thương hiệu. Vấn đề này có thể tránh được thông qua việc sử dụng công nghệ cho phép các nhà bán lẻ chuyển dịch sang đám mây một cách an toàn và phát triển các tính năng mới, đồng thời hiện đại hóa từ trong nội bộ công ty với tốc độ hợp lý và ít rủi ro. Điều tối quan trọng đối với các nhà bán lẻ là cần phải thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ để bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, và duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.