Khi dịch vụ đám mây mở rộng các ưu đãi, nhiều doanh nghiệp đã dịch chuyển ứng dụng của họ lên đám mây với triển vọng nâng cao tính linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả về chi phí thông qua cơ chế thanh toán theo yêu cầu (pay-as-you-go). Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng mang lại những thách thức tài chính mới, thúc đẩy nhu cầu giám sát và báo cáo chi phí đám mây trong tất cả các nhóm công việc. Mặc dù đám mây đã xuất hiện trong một thời gian nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc quản lý chi phí đám mây hiệu quả, dẫn đến bội chi 13% và lãng phí 32% khoản đầu tư vào đám mây.
Để giải quyết những vấn đề này, một nguyên tắc mới được gọi là FinOps đã xuất hiện. FinOps bao gồm một tập hợp các phương pháp hay nhất nhằm thúc đẩy sự cộng tác giữa các nhóm kỹ thuật, tài chính, công nghệ và kinh doanh trong môi trường đám mây. Một trong những rào cản khi triển khai các phương pháp cắt giảm chi phí là thuyết phục đội ngũ lãnh đạo xem xét các chi phí. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại, không có gì ngạc nhiên khi 81% trưởng nhóm công nghệ thông tin (CNTT) đã yêu cầu từ cấp trên về việc hạn chế đầu tư và tối ưu hóa chi phí đám mây.
Tối ưu hóa chi phí đám mây là gì?

Tối ưu hóa chi phí đám mây kết hợp các chiến lược, kỹ thuật, phương pháp tốt nhất và công cụ để giúp giảm thiểu chi phí đám mây
Tối ưu hóa chi phí đám mây đề cập đến phương pháp hệ thống hóa nhằm giảm thiểu chi phí và tối đa hóa hiệu suất trong môi trường điện toán đám mây. Quá trình này bao gồm phân tích và điều chỉnh việc sử dụng các tài nguyên đám mây, chẳng hạn như dung lượng lưu trữ, khả năng xử lý và băng thông mạng, với mục tiêu giảm chi phí trong khi duy trì hoặc nâng cao hiệu suất.
Bằng việc triển khai các chiến lược tối ưu hóa chi phí, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm hiệu quả về cơ sở hạ tầng đám mây mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Có một số phương pháp để tối ưu hóa chi phí đám mây, bao gồm việc cấp quyền cho các phiên bản, tối ưu hóa phân bổ tài nguyên, sử dụng Pay-as-you-go, áp dụng autoscaling...
Làm thế nào để tối ưu hóa chi phí đám mây?
Đơn giản hóa việc áp dụng FinOps là yếu tố quan trọng để giảm thiểu chi phí đám mây một cách hiệu quả. Dưới đây là hai bước quan trọng mà các nhà lãnh đạo có thể thực hiện để tối ưu hóa chi phí đám mây:
1. Khả năng giám sát chi phí
Giai đoạn đầu trong việc phát triển các khả năng FinOps liên quan đến việc hiểu rõ về chi phí dịch vụ đám mây và xác định chính xác các nhóm công việc, dự án hoặc phòng ban chịu trách nhiệm về việc sử dụng quá ngân sách. Cung cấp cho các kỹ sư thông tin chi tiết về chi phí có thể truy cập phù hợp với kinh nghiệm và thói quen của họ giúp nâng cao nhận thức về chi phí và cho phép đưa ra quyết định sáng suốt cho các ý tưởng mới.
1.1. Duy trì ngân sách đám mây
Việc kiểm soát ngân sách đám mây trong giới hạn yêu cầu việc theo dõi dữ liệu chi phí để đánh giá tốc độ sử dụng ngân sách, đảm bảo rằng các bộ phận không vượt quá giới hạn được phân bổ. Theo dõi chi phí thường xuyên giúp xác định các điểm bất thường tiềm ẩn và đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời để ngăn chúng trở nên nghiêm trọng.
1.2. Xác định sự không nhất quán
Các dịch vụ đám mây rất linh hoạt và có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát nếu không có sẵn thông tin về chi phí theo thời gian thực. Việc giám sát các hóa đơn dịch vụ đám mây giúp cho doanh nghiệp xem xét kỹ lưỡng chi phí hàng ngày, xác định điểm bất thường và chủ động giải quyết.
1.3. Hiểu rõ chi phí sử dụng thực sự
Khi lập ngân sách cho dịch vụ đám mây, nhiều doanh nghiệp xem xét chi phí tài nguyên theo quảng cáo của nhà cung cấp đám mây. Tuy nhiên, các kỹ sư đôi khi cung cấp quá nhiều tài nguyên để đảm bảo hiệu suất và tính khả dụng tối ưu dẫn đến chi phí cao hơn. Để tránh điều này, việc giám sát chi phí thực tế của các tài nguyên được yêu cầu là rất quan trọng, từ đó cung cấp một "bức tranh" chính xác hơn về chi tiêu sử dụng trên đám mây.

Tối ưu hóa chi phí đám mây yêu cầu giám sát và cải tiến liên tục để tối đa hóa lợi ích của việc sử dụng đám mây hiệu quả và tiết kiệm chi phí
1.4. Sử dụng các số liệu và công cụ phù hợp với kỹ sư
Việc nâng cao nhận thức về chi phí đối với kỹ sư bao gồm cung cấp thông tin quản lý chi phí ở định dạng thích hợp với họ. Tích hợp các thước đo chi phí với các công cụ quan sát mà các kỹ sư quen thuộc, theo dõi hiệu suất ứng dụng theo thời gian thực, giúp đơn giản hóa việc tính toán chi phí trong quá trình đưa ra quyết định về cơ sở hạ tầng.
1.5. Tận dụng dữ liệu chi phí lịch sử
Sử dụng dữ liệu chi phí lịch sử là điều cần thiết trong việc giải quyết các thách thức liên quan đến chi phí đám mây. Theo một cuộc khảo sát, 55% kỹ sư dành vài giờ hàng tuần để giải quyết các vấn đề liên quan đến chi phí đám mây, đối mặt với những đợt tăng chi phí bất ngờ và sự chênh lệch giữa các chi phí dự kiến và thực tế. Đối với 11% người tham gia cuộc khảo sát, những vấn đề liên quan đến chi phí vẫn tồn tại trong cả một chu kỳ làm việc hoặc thậm chí lâu hơn.
Tác động đối với việc phát triển sản phẩm là rất lớn. Tuy nhiên, với quyền truy cập vào dữ liệu chi phí lịch sử, các kỹ sư có thể nhanh chóng xác định các sai lệch và tránh lãng phí thời gian không cần thiết. Điều này giúp họ tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, tối ưu hóa năng suất làm việc và thúc đẩy các chức năng thiết yếu.
2. Giảm chi phí thông qua Automation (tự động hóa)
Hiểu rõ về chi phí là bước khởi đầu quan trọng trong việc bắt đầu hành trình FinOps thành công. Nếu không hiểu rõ nhóm công việc hoặc dự án nào đóng góp vào chi phí hoặc gây ra các đợt tăng chi phí đột ngột, việc kiểm soát chi tiêu đám mây sẽ trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, việc đạt được khả năng hiển thị chi phí thường là một quy trình thủ công liên quan đến các kỹ thuật như gán nhãn và cấu hình. Việc tối ưu hóa thủ công này đòi hỏi nhân viên phải tìm hiểu và áp dụng các tác vụ đa dạng như gán nhãn, gắn thẻ, phân loại, lựa chọn, giám sát và báo cáo về chi tiêu đám mây. Không may thay, khi điều này trở thành một công việc hàng ngày, nó sẽ khá tốn thời gian và có thể khiến việc tiết kiệm chi phí không hiệu quả.
Đối với các doanh nghiệp, chỉ dựa vào các báo cáo chi tiết về chi tiêu là không đủ. Họ thường tìm cách tránh né các khoản chi phí lớn bất ngờ và tìm cách tiết kiệm để ứng phó với các bất ổn tài chính trong môi trường kinh tế thay đổi.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà lãnh đạo FinOps ưu tiên tối ưu hóa chi phí đám mây hơn là khả năng hiển thị đơn thuần, và tự động hóa trở thành giải pháp cho những thách thức của họ. Các giải pháp quản lý đám mây tự động có thể tích hợp một cách liền mạch vào vòng đời phát triển phần mềm khi chạy các ứng dụng cloud-native. Trên thực tế, tự động hóa là xương sống của công nghệ cloud-native và các phương pháp lập trình hiện đại. Bằng việc ứng dụng tự động hóa, các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí một cách hiệu quả và đạt được sự bền vững trong quản lý tài chính trên các hoạt động đám mây.

Bằng cách tận dụng hiệu quả automation, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động và tiết kiệm chi phí đáng kể trong thời gian dài
2.1. Tăng tốc lập trình thông qua tự động hóa
Việc di chuyển đến đám mây thường đi kèm với những thay đổi về phương pháp, trong đó sự phát triển linh hoạt là một ví dụ điển hình được áp dụng rộng rãi trên đám mây. Trong môi trường đám mây, các bộ phận lặp lại nhanh chóng, phát hành ứng dụng thường xuyên và duy trì độ tin cậy của cơ sở hạ tầng.
Sự phát triển dựa trên nền tảng đám mây đòi hỏi một cách tiếp cận thống nhất để quản lý cả cơ sở hạ tầng và ứng dụng. Để đáp ứng các yêu cầu này, tự động hóa trở thành mấu chốt. Bằng cách tự động triển khai và áp dụng các phương pháp Infrastructure as Code (IaC) thông qua các công cụ mã nguồn mở, code cơ sở hạ tầng liền mạch trở thành một phần không thể thiếu. Lưu trữ nó trong kho và versioning cùng với phần còn lại của mã code cho phép quá trình lập trình nhanh chóng hơn. Chiến lược tự động hóa cũng giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc, mang đến sự phát triển hiệu quả và tăng tốc trong môi trường đám mây.
2.2. Khai thác sức mạnh của quy trình phát triển tự động hóa
Tự động hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình phát triển, bao gồm toàn bộ quá trình từ phát triển đến thử nghiệm và triển khai. Áp dụng các phương pháp tích hợp và triển khai liên tục (CI/CD) hỗ trợ giảm những sai sót do con người và đảm bảo phương pháp cung cấp phần mềm nhất quán, cuối cùng là nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp.
Bằng cách áp dụng tự động hóa trong các quy trình này, doanh nghiệp có đủ sự tự tin để xây dựng và triển khai các ứng dụng trong môi trường sản xuất một cách liền mạch. Phương pháp này thúc đẩy nhanh chu kỳ phát triển và nâng cao tính linh hoạt của doanh nghiệp, cho phép các bộ phận duy trì sự nhạy bén và chủ động đáp ứng các mục tiêu phát triển phần mềm.
2.3. Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thông qua Autoscaling
Các kỹ sư thường có những biện pháp cụ thể để đảm bảo các ứng dụng luôn khả dụng và có thể phục vụ khách hàng trong lúc cao điểm. Tuy nhiên, cách này có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc chi tiêu trên đám mây. Để quản lý khả năng mở rộng liên tục và tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên, doanh nghiệp cần tận dụng tính năng autoscaling. Bằng cách đánh giá cẩn thận và dự đoán trước nhu cầu phát triển, autoscaling cải thiện cả tính khả dụng của ứng dụng cũng như việc quản lý chi phí. Phương pháp chủ động này giúp phân bổ tài nguyên hiệu quả, đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ lượng tài nguyên phù hợp và mang đến hiệu suất cũng như hiệu quả chi phí được tối ưu hóa trong môi trường đám mây.
Các công cụ tối ưu hóa chi phí đám mây
Các công cụ tối ưu hóa chi phí đám mây đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân tích việc sử dụng tài nguyên, xác định cơ hội tiết kiệm chi phí và tự động hóa các chiến lược tối ưu hóa, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể trong dài hạn.

Các công cụ tối ưu hóa chi phí đám mây hoạt động bằng cách cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan và chức năng giúp giảm thiểu chi phí đám mây
1. Các công cụ từ nhà cung cấp public cloud
Các công cụ từ nhà cung cấp public cloud bao gồm tính năng giám sát chi phí tích hợp với hóa đơn thanh toán. Tuy nhiên, khi nhu cầu sử dụng đám mây tăng, doanh nghiệp cần xem xét các dịch vụ nâng cao, nhiều tài khoản và các nhà cung cấp đám mây khác nhau. Nếu chỉ dựa vào các công cụ chi phí của nhà cung cấp có thể không mang lại cái nhìn toàn diện hoặc dữ liệu theo thời gian thực, đặc biệt khi bạn sử dụng các dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp đám mây khác nhau.
2. Các giải pháp tùy chỉnh và tự phát triển
Một lựa chọn khả thi khác là phát triển công cụ riêng của doanh nghiệp, đặc biệt khi bạn phải đối diện với giới hạn của nền tảng giám sát chi phí truyền thống không thể quản lý chi phí hiệu quả cho các ứng dụng cloud-native. Xây dựng các giải pháp riêng biệt cho phép khả năng tùy chỉnh cao, đáp ứng nhu cầu của các bộ phận khác nhau liên quan đến lập kế hoạch, ngân sách và dự báo chi phí dịch vụ đám mây – từ kỹ sư và DevOps đến bộ phận tài chính và vận hành. Bằng cách tạo ra một công cụ riêng biệt, các tổ chức có thể giải quyết những thách thức và yêu cầu cụ thể, đảm bảo một chiến lược quản lý chi phí đám mây hiệu quả và phù hợp với các mục tiêu và quy trình kinh doanh riêng của công ty.
3. Các nền tảng giám sát chi phí từ bên thứ ba
Khám phá các nền tảng quản lý chi phí đám mây sẽ cung cấp khả năng kiểm soát và báo cáo chi phí theo thời gian thực. Các nền tảng của bên thứ ba đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp muốn xem xét tổng thể về việc chi tiêu của họ thông qua quy trình phân bổ chi phí chi tiết.
Việc triển khai một giải pháp FinOps thành công phụ thuộc vào khả năng cung cấp thông tin chi phí theo thời gian thực cho tất cả nhân viên. Tuy nhiên, quan trọng là doanh nghiệp nên biết rằng các công cụ tối ưu hóa chi phí đám mây khác nhau đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có thể lựa chọn kết hợp nhiều phương pháp giám sát và tối ưu hóa chi phí đám mây để giải quyết các nhu cầu cụ thể một cách hiệu quả. Phương pháp linh hoạt này đảm bảo doanh nghiệp có thể tận dụng các lợi thế của các công cụ khác nhau, đồng thời giảm thiểu các hạn chế riêng biệt của chúng, từ đó mang đến một chiến lược quản lý chi phí đám mây chính xác cho doanh nghiệp.
Các phương pháp tối ưu hóa chi phí đám mây
Dưới đây là 7 phương pháp tối ưu hóa chi phí đám mây có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể:
1. Sử dụng các báo cáo chi phí: Việc phân tích chi phí đám mây theo cách thủ công có thể gây khó khăn. Hãy chọn giải pháp lập báo cáo chi phí toàn diện và cân nhắc việc triển khai hệ thống để phân bổ các khoản chi phí cho các từng bộ phận hoặc dự án cụ thể.
2. Xem xét chiến lược tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp: Thường xuyên đánh giá chiến lược tối ưu hóa chi phí đám mây của doanh nghiệp và xác định xem chiến lược đó có phù hợp với việc đặt trước tài nguyên hay sử dụng các phiên bản thực thi tức thì. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tài nguyên, cho dù đó là thói quen hay phân tích dựa trên dữ liệu.
3. Đánh giá các nguyên nhân đằng sau các lựa chọn tài nguyên đám mây: Cho dù nó xuất phát từ thực tiễn theo thói quen hay phân tích dựa trên dữ liệu. Hiểu các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định sáng suốt hơn trong việc tối ưu hóa chi phí đám mây.

Nhiều doanh nghiệp đang đối diện với sự gia tăng nhanh chóng của chi phí đám mây, khiến việc tối ưu hóa chi phí này trở thành nhu cầu cấp thiết
4. Giám sát chi phí theo thời gian thực: Theo dõi thông báo về chi phí tài nguyên theo thời gian thực bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn cảnh báo và giám sát.
5. Loại bỏ tài nguyên không sử dụng: Xác định và loại bỏ những tài nguyên không cần thiết để giảm thiểu chi phí đám mây mà không ảnh hưởng đến hiệu suất ứng dụng.
6. Xử lý tình trạng dư thừa tài nguyên: Tìm hiểu các yêu cầu tài nguyên của những ứng dụng và xác định xem có sự chênh lệch đáng kể nào giữa tài nguyên được yêu cầu và được cấp phát hay không. Giảm thiểu tình trạng cung cấp quá mức để cắt giảm chi phí đám mây mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc tính khả dụng.
7. Xem xét các giải pháp tự động: Triển khai các giải pháp tối ưu hóa chi phí đám mây tự động để hỗ trợ DevOps, kỹ sư và chuyên gia SRE. Tự động hóa quá trình cấu hình của cơ sở hạ tầng đám mây giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng thể.
Hãy để VNG Cloud giúp bạn tối ưu hoá chi phí đám mây

VNG Cloud cung cấp các giải pháp tối ưu hóa chi phí đám mây thông qua các dịch vụ và công cụ được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp
vConsole - VNG Cloud Service là website cung cấp thông tin toàn bộ dịch vụ của VNG Cloud Service đến người sử dụng, giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về VNG Cloud Service. Các sản phẩm/dịch vụ hiện hữu trên website vConsole có thể kể đến như vServer, vStorage, vMonitor, vCDN, vColocation...
Tại website vConsole, người dùng VNG Cloud Service có thể dễ dàng quản lý các thông tin tài chính liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ của VNG Cloud Service như thông tin hóa đơn, lịch sử thanh toán, lịch sử sử dụng credit, thống kê và dự đoán usage...
Tìm hiểu thêm về vConsole tại đây.
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mở rộng kinh doanh, VNG Cloud đã ra mắt kênh Partner Portal dành riêng cho Partner và công cụ ước tính chi phí sử dụng Price Calculator với những tính năng nổi bật:
Về Partner Portal:
- Quản lý chiết khấu.
- Quản lý tài khoản Partner và end-user của Partner.
- Báo cáo biến động credit/discount (thống kê chi tiết về lịch sử chiết khấu cho Partner/end-user; lịch sử credit đã nạp vào ví cho Partner; lịch sử credit đã phân bổ cho end-user của Partner).
- Báo cáo doanh thu trong kỳ.
Về Price Calculator:
- Giá dịch vụ được cập nhật mới nhất tại thời điểm tạo báo giá.
- Đưa ra các ước tính chi phí dịch vụ dựa trên danh sách dịch vụ mong muốn xem báo giá.
- Hỗ trợ người dùng nhập mức chiết khấu ngay trên tool.
- Phân biệt các tệp user (VNG Cloud’s user, non-user, internal user) để hiển thị giá phù hợp.
- Hỗ trợ tải báo giá dưới dạng excel với mẫu báo giá quy chuẩn.
Hãy bắt đầu tối ưu hóa chiến lược quản lý chi phí đám mây của bạn ngay hôm nay cùng VNG Cloud. Mở khóa tiềm năng tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp của bạn bằng cách ứng dụng các công cụ mới nhất về quản lý chi phí đám mây và áp dụng các giải pháp tự động hóa.