Lựa chọn nhà cung cấp cloud computing nội địa hay nước ngoài là điều khiến nhiều công ty băn khoăn.
Số lượng doanh nghiệp lựa chọn “lên mây" ngày càng tăng và đó là xu hướng của kỷ nguyên 4.0. Những ưu điểm của cloud computing so với server truyền thống là không phải bàn cãi, chẳng hạn như tiết kiệm chi phí, vận hành ổn định, tuỳ biến dễ dàng,...
Hiện tại, thị phần dịch vụ cloud computing tại Việt Nam vẫn nằm phần lớn trong tay của các công ty trong nước. Đây là một điều khá ngạc nhiên bởi cloud computing - điện toán đám mây vẫn được coi là dịch vụ xuyên biên giới.
Nhà cung cấp nước ngoài
Những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Azure của Microsoft, AWS của Amazon, Google Cloud hay Alibaba Cloud của Trung Quốc. 4 cái tên này chiếm 62% thị phần dịch vụ cloud computing toàn cầu, trong khi các nhà cung cấp còn lại chỉ chiếm vỏn vẹn 38%.
Tiềm lực của AWS, Azure hay Google Cloud phải nói là rất lớn. Họ có cơ sở hạ tầng hiện đại với nguồn lực tài chính khổng lồ, dịch vụ hàng đầu với đội ngũ kỹ sư, nhân viên đông đảo. Chính vì vậy, sự cạnh tranh dành cho các nhà cung cấp nhỏ hơn là rất lớn.
Tuy nhiên tại Việt Nam, có nhiều lý do đặc thù khiến cho các nhà cung cấp cloud computing nước ngoài không thể chiếm được thị trường.
Đầu tiên đó là do hạ tầng của các nhà cung cấp như AWS hay Azure nằm ở nước ngoài, do đó khách hàng nếu sử dụng dịch vụ của họ sẽ phải chạy trên server đặt tại Singapore, Hong Kong, Trung Quốc,... vốn có khoảng cách xa về địa lý, dẫn tới tốc độ truy cập bị chậm hơn.
Sự gián đoạn kết nối Internet ra nước ngoài cũng xảy ra khá thường xuyên tại Việt Nam do sự cố đứt cáp quang biển quốc tế diễn ra liên tục quanh năm. Điều này khiến cho sự thông suốt khi sử dụng các dịch vụ cloud của nhà cung cấp nước ngoài khó có thể đảm bảo, ảnh hưởng đến sự hoạt động của doanh nghiệp và trải nghiệm của khách hàng. Trong khi đó, nếu sử dụng dịch vụ cloud trong nước doanh nghiệp sẽ tránh được cả hai vấn đề này.
Chi phí cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp cloud computing nước ngoài hay trong nước. Các nhà cung cấp nước ngoài tuy có giá ban đầu khá hấp dẫn, nhưng đều tính thêm các phụ phí chẳng hạn như phí sử dụng băng thông
Internet và băng thông nội bộ. Điều này dẫn đến tổng chi phí dịch vụ hàng tháng cao hơn so với các nhà cung cấp trong nước.
Lý do thứ ba đó là sự thấu hiểu khách hàng. Dù có đội ngũ hỗ trợ đông đảo, nhưng có những lý do “đặc thù" mà chỉ có các nhà cung cấp Việt Nam mới có thể tư vấn được.
Chẳng hạn như doanh nghiệp Việt Nam đa số ở quy mô vừa và nhỏ, ít doanh nghiệp có đội ngũ IT riêng và thường giao phó hoàn toàn cho nhà cung cấp khi chọn “lên mây". Nếu có vấn đề xảy ra, chắc chắn nhà cung cấp trong nước sẽ đưa ra những phương án hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng hơn so với một nhà cung cấp nước ngoài thường chỉ có thể hỗ trợ cơ bản bằng tài liệu hướng dẫn đóng gói sẵn.
Nhà cung cấp trong nước
Tuy có những lợi thế lớn như đã nêu trên, nhưng số lượng nhà cung cấp dịch vụ cloud computing trong nước không nhiều, chỉ trên dưới 10 cái tên. Điều này cho thấy cloud computing không phải là miếng bánh mà ai muốn cũng được.
Hiện không có nhiều nhà cung cấp dịch vụ cloud đúng nghĩa, bởi điều này yêu cầu phải có sự đầu tư rất lớn và bài bản vào hạ tầng, nhân sự. Ngoài ra, việc nghiên cứu, phát triển cũng như duy trì bộ máy nhân sự kỹ thuật chuyên nghiệp, vận hành dịch vụ 24/7 cho khách hàng cũng là thách thức lớn và chỉ có những đơn vị có tiềm lực tài chính hùng hậu mới có thể làm được.
Sự khác biệt giữa nhà cung cấp dịch vụ cloud “thực sự" và nhà cung cấp “khác" đó là: Các nhà cung cấp thực sự thiết kế các giải pháp của họ từ nền tảng dành cho đám mây. Các phần mềm của họ được mã hoá để hoạt động như một giải pháp lưu trữ đầy đủ và hoạt động trên hàng trăm server, với nhiều cấp độ dự phòng dữ liệu trong môi trường đám mây riêng của họ.
Trong khi đó, có những nhà cung cấp nói với khách hàng là phần mềm của họ cũng chạy trong "đám mây". Tuy nhiên, các nhà cung cấp này thường không lưu trữ, quản lý hoặc duy trì các "đám mây" thực sự. Thay vào đó, họ chuyển trách nhiệm sang một đại lý bán lẻ giá trị gia tăng (VAR) hoặc nhà cung cấp dịch vụ khác. Điều này rất giống với cách các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP) hoạt động hơn 20 năm trước.
Dịch vụ cloud computing của VNG Cloud có lợi thế là nền tảng "cloud đích thực", tức là tự động hóa hoàn toàn. Các giải pháp của VNG Cloud cũng rất linh hoạt, tập trung vào các vấn đề cốt lõi, dịch vụ then chốt của khách hàng doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả và doanh thu.
Bên cạnh đó, ưu thế lớn của VNG là đội ngũ phát triển cloud hơn 300 kỹ sư với kinh nghiệm dày dạn, luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp. Do đó, khách hàng luôn nhận được sự trợ giúp nhanh chóng và hiệu quả nhất để đảm bảo công việc kinh doanh của mình vận hành trơn tru.