Trong làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đang dần nhận ra tầm quan trọng và những lợi ích nổi trội mà công nghệ điện toán đám mây mang lại. Tuy nhiên, song song với đó, các nhà quản lý vẫn còn nhiều băn khoăn và lo ngại trước khi đưa ra quyết định chuyển dịch lên đám mây. Trong đó, mối quan tâm lớn nhất chắc chắn là ROI – Tỷ suất hoàn vốn sau khi đầu tư.
Theo McKinsey, có tới 23% doanh nghiệp đã vượt quá ngân sách chi cho giải pháp đám mây, trong đó 30% số tiền đã bị lãng phí. Vì vậy, mối lo ngại của các nhà quản lý là có căn cứ, đặc biệt khi việc đánh giá ROI trong lĩnh vực điện toán đám mây có thể khá phức tạp. Có nhiều yếu tố cần được xem xét để cân đối giữa chi phí và lợi ích khi chuyển đổi sang sử dụng đám mây.
Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đưa ra mô hình tính phí Pay-as-you-go, còn những chi phí khác liên quan đến việc dịch chuyển lên đám mây, trong đó có đào tạo nhân viên, cấu hình hệ thống mới và đối mặt với vấn đề về tính tương thích của các ứng dụng.
Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá ROI của điện toán đám mây hơn thông qua một số điểm mấu chốt của quá trình này.

Đánh giá ROI cho giải pháp điện toán đám mây khá phức tạp
Xác định TCO - Tổng chi phí sở hữu
Bước đầu tiên trước khi tính ROI của một dự án điện toán đám mây là xác định TCO, gồm tất cả các chi phí liên quan đến cơ sở hạ tầng máy chủ hiện tại của bạn, bao gồm chi phí vận hành và chi phí ẩn của việc duy trì cơ sở hạ tầng. Mục tiêu của việc tính TCO giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm rõ những chi phí hiện tại, từ đó phân tích được những chi phí có thể loại bỏ sau khi chuyển đổi sang sử dụng hạ tầng điện toán đám mây. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định chính xác hơn mức chi phí và ROI cuối cùng của việc sử dụng giải pháp đám mây.
Một số loại chi phí doanh nghiệp cần cân nhắc để xác định chính xác TCO gồm:
- Máy chủ: Các máy chủ đôi khi cần được bảo trì hoặc nâng cấp, những chi phí này cũng cần được thêm vào. Ngoài ra, các máy chủ thường có tuổi thọ trung bình chỉ từ 3 đến 5 năm, sau đó doanh nghiệp cần đầu tư mua mới để thay thế, cũng làm tăng thêm một khoản chi phí trong TCO.
- Bảo trì: Doanh nghiệp cũng cần xem xét kỹ lưỡng về mức phí để duy trì cơ sở hạ tầng on-premises và những tài nguyên liên quan, từ tủ rack đến hệ thống điều hòa trong phòng máy. Những phần cứng hỗ trợ, các bộ phận và tài sản mà bạn phải mua mới, duy trì và thay thế, đều là những chi phí làm tăng TCO.
- Giấy phép phần mềm: Việc sử dụng các phần mềm bên ngoài để vận hành cơ sở hạ tầng máy chủ on-premises cũng góp phần vào chi phí TCO. Bạn cần xem xét cẩn thận những phần mềm mà bạn đang trả tiền để đáp ứng quy trình này, và đừng quên tính cả chi phí liên quan tới các giải pháp tùy chỉnh theo nhu cầu, ngay cả khi chúng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bạn.
- Tuyển dụng nhân sự IT: Doanh nghiệp có thể cần phải tuyển thêm nhân viên, tạm thời hay lâu dài, để hỗ trợ việc duy trì và quản lý cơ sở hạ tầng máy chủ. Đây là chi phí chắc chắn có thể giảm thiểu khi so sánh với sử dụng hạ tầng điện toán đám mây, do bạn không phải tự trả tiền cho quá nhiều nhân viên vận hành hệ thống.
- Hóa đơn tiền điện: Giữ cho hệ thống máy chủ hoạt động trơn tru đòi hỏi rất nhiều điện năng, đặc biệt nếu bạn muốn chúng hoạt động hết công suất. Bạn cần tính toán chi phí tiền điện này cẩn thận và thêm vào TCO.
- Không gian vật lý: Hệ thống máy chủ on-premises đòi hỏi bạn có không gian vật lý để lưu trữ chúng, và điều này sẽ phát sinh một phần chi phí riêng. Ngay cả khi doanh nghiệp bạn sở hữu phần không gian văn phòng này, vẫn có chi phí liên quan tới việc lưu trữ máy chủ cần được tính vào TCO.
- Quản lý tài sản: Cơ sở hạ tầng on-premises lớn đồng nghĩa với việc nhân viên IT của doanh nghiệp cần phải dành nhiều thời gian hơn để theo dõi. Điều này tạo thêm chi phí về nguồn lực cho quản lý tài sản.

Doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng về mức phí duy trì cơ sở hạ tầng on-premises
Các yếu tố tính ROI cho dự án đám mây
Sau khi đã xác định được TCO, bước tiếp theo là tính toán chi phí đầu tư cần thiết để có thể chuyển đổi sang hạ tầng đám mây. Tính toán ROI có một công thức cụ thể, nhưng trước hết, doanh nghiệp cần hiểu rõ về khoản đầu tư cần thực hiện và mức chi phí có thể tiết kiệm được khi chuyển đổi.
Tuy nhiên, khoản đầu tư này khá phức tạp để ước tính, đặc biệt ở khâu xác định các chi phí khác nhau liên quan tới điện toán đám mây. Điều này bao gồm việc đầu tư một khoản chi phí ban đầu để triển khai hệ thống, cũng như những chi phí định kỳ như phí đăng ký, phí cấu hình và phí đào tạo. Sau khi bạn đã có đủ những con số này, bạn có thể so sánh TCO của hạ tầng on-premises hiện tại với khoản đầu tư cần thiết để chuyển lên đám mây. Nếu khoản đầu tư cho hạ tầng đám mây được xác định là ít hơn so với việc duy trì hạ tầng on-premises hiện tại, thì bạn đã có cơ sở thuyết phục rằng chuyển đổi lên đám mây là quyết định đúng đắn.
Và từ đó, để tính ra ROI, bạn có thể áp dụng công thức sau:

Công thức tính Cloud ROI
Một số doanh nghiệp khi mới chuyển đổi sang hạ tầng đám mây có thể chỉ tính ROI cho 1 năm tài chính duy nhất, nhưng sự thực là chi phí tiết kiệm sẽ tích lũy theo thời gian sau khi khoản đầu tư ban đầu đã được thanh toán. Do đó, tính ROI cho một dự án điện toán đám mây trong khoảng 3-5 năm có thể cao hơn đáng kể so với ROI của 1 năm đầu, và là cần thiết để hiểu rõ các lợi ích dài hạn.
Hơn nữa, sau khi hoàn thành quá trình dịch chuyển, và doanh nghiệp có cái nhìn tốt hơn về cách khối lượng công việc được hoàn thành trên đám mây, tài nguyên đám mây sẽ có thể được tối ưu hóa, tạo ra thêm các cơ hội tiết kiệm và tăng hiệu suất dài hạn.

Sau khi đã xác định TCO, tiếp theo là tính chi phí đầu tư cần thiết để chuyển đổi sang hạ tầng đám mây
Quy đổi giá trị cốt lõi của điện toán đám mây ra ROI
Tương tự như hầu hết các công nghệ hiện đại, lợi ích của điện toán đám mây cũng được chia thành giá trị định lượng (quantitative value) và giá trị chất lượng (qualitative value). Trong khi giá trị định lượng có thể dễ dàng đo lường được bằng ROI và TCO, giá trị chất lượng cần được phân tích từ tầm nhìn chiến lược. Một số giá trị chất lượng cốt lõi của điện toán đám mây có thể kể tới:
- Giảm downtime: Các máy chủ vật lý dễ bị gián đoạn hoạt động, nhưng vấn đề này được giải quyết đáng kể bằng cách dịch chuyển sang đám mây. Hạ tầng đám mây cho phép doanh nghiệp điều chỉnh nhu cầu theo thời gian thực, cung cấp các tài nguyên phù hợp vào thời điểm thích hợp, từ đó giảm thiểu thời gian downtime. Không chỉ vậy, nhà cung cấp đám mây như VNG Cloud luôn đưa ra Thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) cam kết tỷ lệ Uptime hàng tháng của các dịch vụ trên 90%.
- Khả năng co giãn linh hoạt: Hạ tầng đám mây cho phép doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian cần thiết để mở rộng hạ tầng IT, tăng tốc hoàn thành công việc dẫn tới tăng trưởng doanh thu.
- Pay-as-you-go: Hình thức thanh toán thanh toán theo hạn mức sử dụng (PAYG) là mô hình đặc biệt của các nhà cung cấp giải pháp điện toán đám mây, như VNG Cloud. Điều này giải quyết vấn đề sử dụng tài nguyên dư thừa hoặc thiếu hụt bằng cách tự động hóa quy trình, tiết kiệm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
- Hiệu suất công việc: Môi trường đám mây thuận lợi cho việc hợp tác mượt mà. Khả năng truy cập tài nguyên từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào tạo ra môi trường làm việc hiệu quả hơn, dẫn tới kết quả kinh doanh tăng trưởng.
- Tăng trải nghiệm khách hàng: Tự động hóa là một lợi thế quan trọng của đám mây. Doanh nghiệp có thể di chuyển và kiểm tra các tính năng thường xuyên, từ đó cải thiện sản phẩm và trải nghiệm khách hàng.

Lợi ích của điện toán đám mây cũng được chia thành giá trị định lượng và giá trị chất lượng
Đã tới lúc chuyển dịch lên đám mây!
Tất nhiên là chi phí cho dịch vụ đám mây có thể tăng theo thời gian. Đặc biệt khi doanh nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào các giải pháp đám mây, hoặc ràng buộc với một nhà cung cấp đám mây cụ thể, bạn sẽ phải chi trả nhiều hơn cho nhu cầu dịch vụ gia tăng, hay chi phí khi muốn chuyển đổi sang một nhà cung cấp đám mây khác. Nhưng giá trị thực sự của đám mây, như chúng ta đã thảo luận ở trên, liên quan nhiều hơn tới các giá trị về chất lượng, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao hiệu suất nhanh hơn.
Sự đổi mới mà các giải pháp đám mây mang lại chính là yếu tố khác biệt mà các nhà lãnh đạo cần cân nhắc khi đánh giá ngân sách. Doanh nghiệp có thể tận dụng khả năng của điện toán đám mây bằng cách triển khai các công nghệ mới như AI trên nền tảng hạ tầng đám mây, nhằm tự động hóa chuỗi cung ứng hoặc cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua phát triển nhanh chóng sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Những thay đổi này sẽ đi kèm với giá trị thực sự trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện tại.
Dù việc đầu tư một khoản lớn ngay từ đầu có thể khiến các doanh nghiệp muốn thận trọng, thực tế là ROI và các lợi ích của việc sử dụng đám mây có thể được tính toán một cách chính xác, với những kết hoạch dịch chuyển phù hợp. Đổi mới là mục tiêu cuối cùng của công nghệ này, và việc tìm cách mới để sử dụng đám mây và tối đa hóa đầu tư có thể giúp doanh nghiệp tạo ra ROI ngày càng lớn hơn trong tương lai. Vì vậy, ban lãnh đạo của các doanh nghiệp có thể yên tâm chuyển đổi sang hạ tầng đám mây và tận hưởng các lợi ích của nó mà không phải qua lo lắng về ROI trong tương lai gần cũng như dài hạn.