Bí quyết thúc đẩy kinh doanh với điện toán đám mây từ các CIO và CTO hàng đầu

2023/04/04 14:17

Các doanh nghiệp đang thử nghiệm các nền tảng đám mây (cloud) trong hơn một thập kỷ nay và rõ ràng là việc áp dụng công nghệ đúng cách có thể mang lại những lợi ích đáng kể. Các công ty biết cách ứng dụng tốt công nghệ đám mây có thể nhanh chóng ra mắt sản phẩm mới trên thị trường, mở rộng quy mô hiệu quả hơn, giảm rủi ro công nghệ đồng thời thúc đẩy sự đổi mới.

Mặc dù vậy, nhiều CIO và CTO vẫn sử dụng các mô hình triển khai truyền thống đã thành công trong quá khứ và không nắm bắt được lợi ích của công nghệ đám mây một cách hiệu quả. Điều này xảy ra khi công ty không có sự cân nhắc về giải pháp vận hành trên nền tảng đám mây một cách toàn diện, làm tăng nguy cơ bị cản trở phát triển từ các đối thủ cạnh tranh có nền tảng công nghệ hiện đại, có thể đổi mới và linh hoạt trong kinh doanh.

Những doanh nghiệp nắm bắt thành công từ công nghệ đám mây xem việc ứng dụng nó như giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp và tập trung vào ba điều: đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh nơi đám mây có thể giúp tăng doanh thu và lợi nhuận, lựa chọn công nghệ và mô hình cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh và hạn chế rủi ro, đồng thời triển khai mô hình vận hành dựa trên nền tảng cloud.

Tuy CIO và CTO đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi sang đám mây, họ cũng cần nhận được sự hỗ trợ từ những thành viên khác trong ban lãnh đạo do quá trình này cần sự thay đổi trong cả quy mô và phạm vi để có thể khai thác triệt để lợi ích của công nghệ đám mây.
 

pic 1.jpg
Tham gia cuộc cách mạng đám mây và tận dụng công nghệ mới nhất để tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Sử dụng điện toán đám mây để thúc đẩy chuyển đổi số

Việc áp dụng các nền tảng đám mây có thể thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, nhưng chỉ một phần nhỏ các công ty đạt được tăng trưởng hiệu suất một cách bền vững. Công nghệ lỗi thời có thể khiến sự chuyển đổi trở nên tốn kém và cơ sở hạ tầng thiếu linh hoạt sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý dữ liệu cần thiết cho các phân tích nâng cao. Việc sử dụng các dịch vụ đám mây có thể giúp công ty giảm thiểu những vấn đề này, nhưng nó đòi hỏi một sự thay đổi đáng kể trong mô hình kinh doanh.

Để triển khai thành công các dịch vụ và công cụ đám mây, CIO và tech leader phải thực hiện ba việc quan trọng. Đầu tiên, họ phải nhận thức rằng việc áp dụng đám mây là một quá trình chuyển đổi công nghệ kinh doanh đòi hỏi đầu tư vào các lĩnh vực mà đám mây có thể giúp tăng doanh thu và cải thiện tỷ suất lợi nhuận. Thứ hai, họ phải điều chỉnh công nghệ đã chọn và mô hình cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh và hạn chế rủi ro. Cuối cùng, họ phải xây dựng và triển khai một mô hình hoạt động dựa trên nền tảng đám mây.

Tuy nhiên, những thách thức khi triển khai các giải pháp đám mây phức tạp hơn so với những thách thức khi áp dụng các công nghệ cũ trước đây như Linux hoặc ảo hóa máy chủ. Các doanh nghiệp lớn đã xây dựng hàng nghìn ứng dụng trong ba thập kỷ qua, những ứng dụng này có thể cần được khôi phục hoặc tái cấu trúc để chạy hiệu quả, an toàn và linh hoạt trên cloud. Trong một số trường hợp, các ứng dụng hiện tại có thể tốn nhiều chi phí hơn khi chạy trên cloud, dẫn đến ROI thấp hơn khi chuyển đổi lên đám mây.

Hơn nữa, những thay đổi về kinh tế, kỹ năng, quy trình và tổ chức cần thiết để triển khai các giải pháp đám mây là rất phức tạp để các nhà quản lý cơ sở hạ tầng có thể tự thực hiện. Do đó, nhiều tổ chức lớn phải trải qua một hay nhiều lần thất bại, chẳng hạn như việc ngừng thử nghiệm, tắc nghẽn trên đám mây, dịch chuyển lên cloud không mang lại giá trị, hay sai cấu hình dẫn đến các rủi ro đáng kể về bảo mật, khả năng phục hồi và tuân thủ quy định.

Bất chấp sự gia tăng nhanh chóng của các Nhà cung cấp dịch vụ đám mây, việc áp dụng công nghệ đám mây trong doanh nghiệp vẫn luôn thấp hơn so với mức dự đoán. Những cuộc khảo sát của McKinsey đã chỉ ra rằng các công ty lớn vẫn lưu trữ công nghệ cốt lõi của mình trong các trung tâm dữ liệu truyền thống, chỉ 10 đến 15% ứng dụng của họ được lưu trữ trên đám mây. Do đó, CIO và tech leader phải có sự hỗ trợ từ những người khác trong ban lãnh đạo để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ đám mây và chuyển đổi số thành công.

1. Đầu tư điện toán đám mây nên ưu tiên các lĩnh vực kinh doanh có thể tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

Để đạt được hiệu quả nhất từ việc áp dụng đám mây, hãy tập trung vào việc kết hợp nó toàn diện trong tổ chức, thúc đẩy sự nhanh nhẹn, đổi mới và khả năng phục hồi. Cách tiếp cận này nhắm vào các lĩnh vực mà cloud mang lại nhiều lợi ích quan trọng nhất, thay vì chỉ cân nhắc các ứng dụng đơn lẻ nhằm tiết kiệm chi phí (Phụ lục 1 và 2).

Phụ lục 1.PNG
Phụ lục 1: Lợi ích của đám mây thay đổi theo mô hình tiêu dùng (Nguồn: McKinsey)
Phụ lục 2.PNG
Phụ lục 2: Các ưu tiên đầu tư vào đám mây thay đổi theo lĩnh vực (Nguồn: McKinsey)
  • Ra mắt thị trường nhanh hơn: Các công ty ứng dụng nền tảng đám mây tạo ra năng suất gấp trăm hay nghìn lần mỗi ngày bằng cách sử dụng tự động hóa trong sản xuất. Các doanh nghiệp truyền thống cũng có thể ra mắt tính năng mới hàng ngày với các nền tảng đám mây tự động, khiến rút ngắn thời gian ra mắt thị trường từ 20-40%.
  • Khả năng đưa ra sáng kiến kinh doanh: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp nhiều native service và dịch vụ từ bên thứ 3, từ cơ sở hạ tầng cơ bản đến các tính năng nâng cao như nhận dạng khuôn mặt, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, điện toán lượng tử và tổng hợp dữ liệu, cho phép các công ty tạo ra nhiều sáng kiến kinh doanh.
  • Giảm rủi ro: Các giải pháp đám mây giảm thiểu rủi ro bằng cách loại bỏ chi phí gián tiếp và cung cấp không gian mạng có các biện pháp bảo mật tiêu chuẩn như xác thực, nâng cao bảo mật cơ sở hạ tầng và vùng sẵn sàng cho trung tâm dữ liệu.
  • Khả năng mở rộng hiệu quả: Đám mây cho phép các công ty nhanh chóng đáp ứng nhu cầu và mở rộng các dịch vụ mới trong vài giây, thay vì mất hàng tuần để mua máy chủ on-premise. Điều này đặc biệt quan trọng trong đại dịch COVID-19, khi nhu cầu chuyển đổi số tăng cao đột ngột chưa từng có.

Trong thực tế, một nhà cung cấp dịch vụ tài chính nhận thấy rằng việc chuyển đổi ứng dụng khách hàng lên đám mây cho phép đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh hơn và có chi phí rẻ hơn. Chẳng hạn, lưu trữ ứng dụng trên đám mây giúp giảm hàng triệu USD chi phí thiết lập hoạt động ở các quốc gia mới. Hay một công ty bảo hiểm y tế có kế hoạch thu về hàng tỷ doanh thu tiềm năng bằng cách dịch chuyển hệ thống lên đám mây, vì các ứng dụng đám mây có thể giúp một công ty startup ra mắt khách hàng một cách nhanh chóng.

2. Lựa chọn chiến lược áp dụng công nghệ đám mây phù hợp với kinh tế và hạn chế rủi ro

Hãy lựa chọn công nghệ, nhà cung cấp và một mô hình chuyển đổi phù hợp với khả năng kinh tế và hạn chế rủi ro. CIO và CTO cần phải xem xét chiến lược kinh doanh, chi phí, đầu tư và rủi ro khi đưa ra quyết định về kiến trúc đám mây và tìm nhà cung ứng.

Có nhiều tùy chọn “as-a-service” khác nhau, chẳng hạn như SaaS, IaaS và PaaS, đồng thời CIO nên làm việc với các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp để xác định thứ nào yêu cầu phần mềm riêng và thứ nào có thể được hỗ trợ bởi SaaS. Ngoài ra, còn có nhiều mô hình thiết kế để dùng cho các nhu cầu riêng biệt trên đám mây, mỗi mô hình đều có những lợi ích và hạn chế khác nhau.

Do đó, CIO và CISO phải giải quyết việc mất vành đai bảo mật vật lý truyền thống khi dịch chuyển sang đám mây và chọn trong số ba tùy chọn: định tuyến lưu lượng truy cập qua các trung tâm dữ liệu độc quyền, xây dựng lại vành đai bảo mật trên đám mây hoặc xây dựng "mô hình bảo mật zero-trust”.

  • Nhà cung cấp dịch vụ Cloud (CSP): Việc lựa chọn CSP có thể khó khăn cho doanh nghiệp - quá nhiều CSP có thể làm tăng chi phí, trong khi nếu chỉ chọn một CSP có thể hạn chế khả năng tiếp cận sự đổi mới. Các công ty nhỏ thường chỉ chọn một CSP, trong khi những công ty lớn hơn thích có nhiều nhà cung cấp.
  • Chuyển đổi các ứng dụng hiện có: Các công ty có thể khắc phục vấn đề về bảo mật và tuân thủ quy định trước, sau đó tối ưu hóa hệ thống hoặc tối ưu hóa trong quá trình hoạt động. Quá trình chuyển đổi và tối ưu hóa có thể giúp khắc phục tình trạng tắc nghẽn, tuy nhiên chi phí ban đầu sẽ cao hơn.
pic 2.jpg
Các giải pháp đám mây thúc đẩy tăng trưởng, hiệu quả và khả năng mở rộng cho doanh nghiệp
3. Thay đổi mô hình hoạt động để tận dụng lợi ích từ công nghệ đám mây

Để việc chuyển đổi cloud mang lại nhiều hiệu quả nhất, các công ty CNTT phải áp dụng một mô hình hoạt động mới phù hợp với nền tảng đám mây. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản trong cách hệ thống CNTT hoạt động và cách nó hỗ trợ doanh nghiệp. Dưới đây là một số nguyên tắc chính để xây dựng mô hình hoạt động doanh nghiệp trên đám mây:

  • Biến mọi thứ thành sản phẩm: Các nhà lãnh đạo CNTT cần chuyển từ "dự án CNTT" sang "sản phẩm" là dịch vụ công nghệ hỗ trợ cho khách hàng và nhân viên. Cách tiếp cận này tập trung vào việc cung cấp một sản phẩm hoàn chỉnh hơn là chỉ cung cấp thành phần đơn lẻ của sản phẩm.
  • Tập trung vào trải nghiệm của developer: CIO phải xây dựng lại các quy trình CNTT bằng cách sử dụng các phương pháp cloud-native để tạo ra trải nghiệm "thú vị" cho developer. Việc áp dụng công cụ hiện đại và hành trình phát triển vào workflow thúc đẩy sự dịch chuyển diễn ra một cách tự nhiên và bền vững.
  • Tích hợp với kinh doanh: Tốc độ và sự linh hoạt của các giải pháp đám mây cần có sự tương tác thường xuyên của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Công ty phải chỉ định những người có hiểu biết và có thể đưa ra quyết định làm product owner cho sản phẩm.
  • Đảm bảo vận hành cloud hoàn toàn bằng phần mềm: Để đảm bảo tính bền vững và nhất quán, mọi thứ trên đám mây phải được ứng dụng phần mềm hoặc "as code" bằng cách sử dụng abstract và tự động hóa. Điều này bao gồm mở rộng quy mô đám mây, CI/CD, các mẫu lặp lại và hành lang bảo mật.
  • Thiết kế bảo mật đám mây: CISO phải thiết kế lại các chương trình mạng, cập nhật chính sách và hiện đại hóa các biện pháp kiểm soát để xây dựng quy trình bảo mật gắn liền với đám mây. Các nhóm bảo mật và cơ sở hạ tầng nên loại bỏ "phần mềm trung gian" của con người và ngăn ngừa rủi ro trước khi triển khai.
  • Linh hoạt ở mọi nơi: Cơ sở hạ tầng truyền thống, hệ thống mạng và các nhóm bảo mật phải áp dụng các cách làm việc và mã hóa lặp lại, sử dụng các phương pháp hiện đại về tích hợp và phân phối liên tục (CI/CD).
  • Thúc đẩy kỹ năng về điện toán đám mây trong nhóm developer: Nhiều CIO đầu tư vào các thiết kế tích hợp self-service và co-creation bắt buộc. Họ sử dụng abstract, thống nhất cách làm việc và đào tạo nâng cao kiến thức bổ sung về điện toán đám mây ở từng đội nhóm.
  • Xây dựng văn hóa và kỹ năng công nghệ: Tất cả những người tham gia vào mô hình vận hành đám mây phải là những kỹ sư phần mềm có thể đưa ra các giải pháp tích hợp hiệu quả.
  • Phân tích dựa trên rủi ro: CIO và CISO phải xây dựng quan điểm rõ ràng về quản trị rủi ro, và điều chỉnh các quyết định về công nghệ phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của họ.

Một mô hình vận hành trên đám mây tối ưu cần thống nhất giữa phần mềm đám mây với IaC để có thể embed vào quá trình tái sử dụng và kết hợp với tự động hóa end-to-end. Điều này cho phép các developer làm việc trên đám mây với các nền tảng kinh doanh as-a-service một cách an toàn và linh hoạt, giúp ra mắt tính năng mới nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro và khoản chi phí đầu tư công nghệ.

Để gặt hái triệt để những lợi ích của công nghệ đám mây, CIO và CTO phải làm việc với lãnh đạo trong những công việc chủ chốt. Điều này bao gồm việc xây dựng mô hình tài trợ ổn định, khuyến khích hợp tác giữa doanh nghiệp và công nghệ, thu hút nhân tài kỹ thuật hàng đầu và tiến hành đánh giá rủi ro phù hợp. Những nỗ lực này là cần thiết để công ty vượt qua những trở ngại khi chuyển đổi số như cơ chế tài trợ lỗi thời, thiếu product owner am hiểu sản phẩm hay tuyển dụng hạn chế. CIO và CTO có thể hướng dẫn các nhà lãnh đạo hiểu về các rủi ro liên quan đến quá trình chuyển đổi lên đám mây và tìm cách giảm thiểu chúng.

article.read_more