Khai phá sự đổi mới: Những lợi ích của điện toán đám mây trong Fintech

2023/09/21 14:45

Ngày nay, những cách thông thường để xây dựng hệ thống mạng truyền thống và cơ sở hạ tầng độc quyền đã được thay thế bằng các giải pháp đám mây, thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới. Trong lĩnh vực fintech, những công ty mới gia nhập ngành hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp các sản phẩm thân thiện với người dùng sành sỏi công nghệ đang dẫn đầu thị trường, trong khi đó các ngân hàng bán lẻ truyền thống lâu đời vẫn đang cố gắng để bắt kịp.

Trong danh sách The Cloud 100 của Forbes năm 2022, chúng ta có thể thấy những công ty fintech sớm ứng dụng điện toán đám mây như Stripe đã nhanh chóng vươn lên dẫn đầu ngành. Giống như khi có bất kỳ sự đổi mới quan trọng nào, lợi thế cạnh tranh trên thị trường thường sẽ phụ thuộc lớn vào việc công ty quan tâm và ứng dụng công nghệ mới nhanh chóng ra sao.

Đám mây trong lĩnh vực Fintech mang đến lợi ích vượt trội về mở rộng quy mô, tăng tính bảo mật, cải thiện khả năng linh hoạt và giảm chi phí hoạt động. Với giải pháp đám mây, doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều công việc hơn với hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn.

vngcloud-blog-fintech-1-hinh-1.jpg
Cách mạng hóa ngành fintech với điện toán đám mây

Điện toán đám mây và dịch vụ tài chính: Bộ đôi quyền lực trong fintech

Có thể nói rằng những cơ hội to lớn do công nghệ đám mây mang lại, đặc biệt là về mặt quy định, đã thúc đẩy sự thành công của các công ty startup fintech, khiến những công ty tài chính truyền thống e ngại. Trong khi tài chính truyền thống phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt, thì những đổi mới công nghệ đã mở ra những con đường phát triển mới trong các dịch vụ tài chính với ít hạn chế hơn và rào cản gia nhập thấp hơn. Tài chính phi tập trung (DeFi), một thị trường tài chính được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain đám mây, là một ví dụ điển hình của xu hướng này. Mặc dù DeFi đã phải đối mặt với những thách thức trong năm qua, nhưng nhiều người vẫn tin rằng nó có tiềm năng tạo ra một cuộc cách mạng hóa trong ngành, miễn là các vấn đề quan trọng như cách sử dụng, bảo mật và tuân thủ quy định được giải quyết hợp lý.

Bên cạnh các vấn đề về quy định, lượng dữ liệu khổng lồ được tạo và truyền tải trực tuyến là một thách thức khác mà cơ sở hạ tầng truyền thống không thể xử lý. Theo Báo cáo Dữ liệu toàn cầu của Statista, hơn 79 zettabyte (mỗi zettabyte bằng một nghìn tỷ gigabyte) dữ liệu được tạo ra vào năm 2021, chỉ 10% là dữ liệu gốc và 90% còn lại là dữ liệu sao chép được sao chép sang các trang lưu trữ sao lưu và dự phòng. Các dự đoán của Statista cho thấy đến năm 2025, lượng dữ liệu được tạo ra sẽ tăng hơn gấp đôi (181 zettabyte), khiến các giải pháp đám mây trở nên thiết yếu cho các hoạt động của fintech để quản lý lượng dữ liệu khổng lồ theo yêu cầu.

Khi kỳ vọng của người dùng, khối lượng và độ phức tạp của dữ liệu tiếp tục tăng lên, yêu cầu tích hợp dữ liệu đã trở thành một điều không thể thiếu. Công nghệ đám mây là giải pháp duy nhất có khả năng đáp ứng nhu cầu điện toán cho một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng như fintech, vì nó mang có độ tin cậy và lợi thế cạnh tranh cao.

8 lợi ích của điện toán đám mây trong fintech

Công nghệ đám mây có khả năng đưa công nghệ tài chính lên một tầm cao mới, tuy nhiên như các chuyên gia công nghệ tài chính dày dạn kinh nghiệm đã kiểm chứng, việc chỉ triển khai một cách tiếp cận sẽ không thể phù hợp cho tất cả doanh nghiệp vì mỗi công ty tài chính đều có quy mô, giai đoạn, dịch vụ và điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, bất kể là hoàn cảnh nào, sự kết hợp các lợi ích của đám mây đều sẽ cải thiện đáng kể so với các giải pháp cơ sở hạ tầng truyền thống.

vngcloud-blog-fintech-1-hinh-2.jpg
Trải nghiệm tốc độ và sự linh hoạt của điện toán đám mây
1. Linh hoạt

Kiến trúc đám mây loại bỏ các vấn đề khó khăn trong quản lý lưu trữ dữ liệu trong các cơ sở hạ tầng trước khi điện toán đám mây ra đời. Ở lĩnh vực ngân hàng, điện toán đám mây cung cấp khả năng truy cập dữ liệu nhanh hơn và đơn giản hơn, giảm thiểu rủi ro, có khả năng phân tích, deep learning và xác định các điểm bất thường trong quản lý rủi ro.

2. Chi phí thấp

Loại bỏ cobweb của các hệ thống cũ chỉ là bước đầu tiên. Với cách tiếp cận mới mẻ của công nghệ đám mây, bạn có thể nhận được các dịch vụ mà mình yêu cầu khi cần, đồng thời giảm chi phí chung bằng cách không trả tiền cho các tính năng mà bạn không sử dụng, điển hình là hình thức thanh toán phí dịch vụ Pay-as-you-go.

3. Quản lý dữ liệu tốt hơn

Đám mây cung cấp các dịch vụ tài chính có thể mở rộng đáp ứng khối lượng dữ liệu luôn biến động, giúp giải quyết hiệu quả vấn đề tạo ra các silo dữ liệu. Cách tiếp cận này dẫn đến các cấu trúc dữ liệu được sắp xếp hợp lý và phù hợp hoàn cảnh hơn. Ngược lại, mạng lưới dữ liệu on-site yêu cầu các ngân hàng phải phân bổ tài nguyên riêng trên máy tính, trong khi tài nguyên trên đám mây luôn sẵn sàng theo yêu cầu, cho phép phân bổ và sử dụng hiệu quả.

4. Cải thiện DevOps

Bằng cách tích hợp với công nghệ đám mây, các công ty fintech có thể nhanh chóng đưa ra các ý tưởng mới, liên tục thử nghiệm và triển khai sản phẩm nhanh chóng. Cách tiếp cận này cho phép kết nối liền mạch giữa môi trường và giám sát, dẫn đến khả năng thích ứng nâng cao với rủi ro thấp hơn. Với việc thử nghiệm nhanh chóng các giải pháp mới, điều chỉnh và tìm ra giải pháp hiệu quả nhất sẽ trở nên dễ dàng hơn.

5. Giám sát tuân thủ quy định hiệu quả hơn

Các giải pháp đám mây đơn giản hóa việc theo dõi tuân thủ quy định bằng khả năng xử lý dữ liệu tốc độ cao với khối lượng dữ liệu lớn. Điều này bao gồm việc thu thập, lưu trữ, xử lý và báo cáo dữ liệu trên các sản phẩm và loại tài sản khác nhau. Tính linh hoạt và độ tin cậy của quản lý dữ liệu đám mây khiến nó phù hợp hơn để đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định khi doanh nghiệp fintech phát triển và mở rộng.

6. Ngân hàng mở

Khi nhắc đến việc xử lý lượng dữ liệu lớn trong tài chính, open banking (hay ngân hàng mở) là một chủ đề không thể bỏ qua. Nó liên quan đến việc khách hàng cấp phép cho bên thứ ba được ủy quyền truy cập vào dữ liệu tài chính của họ thông qua API, mang lại nhiều dịch vụ tài chính được cá nhân hóa hơn cho khách hàng. Điều này đang mang lại sự thay đổi trong cốt lõi ngành ngân hàng, nhưng nó yêu cầu xử lý lượng lớn dữ liệu tài chính theo thời gian thực để kết nối các nhà cung cấp dịch vụ với ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

7. Quản trị rủi ro

Các giải pháp đám mây mang lại khả năng xử lý mạnh mẽ chưa từng có, cung cấp dữ liệu đáng tin cậy (đặc biệt là dữ liệu bên ngoài) để phân tích ra những insight mới và thường là quan trọng. Bảo mật đám mây cho phép doanh nghiệp triển khai một cách hiệu quả trên quy mô lớn bằng cách tận dụng tự động hóa, Big Data và AI để tiến hành đánh giá rủi ro toàn diện.

8. Triển vọng mới cho việc tích hợp AI/ML

Các ngân hàng đang ngày càng áp dụng các giải pháp AI/ML (trí tuệ nhân tạo/máy học) cho nhiều mục đích khác nhau như cá nhân hóa, chống rửa tiền và tiếp cận với underbanked (những cá nhân không có tài khoản ngân hàng hoặc những người vì lý do nào đó mà không thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính phổ thông). Các dịch vụ đám mây đưa ra các tùy chọn hiệu quả về chi phí, thân thiện với người dùng và có thể mở rộng cho những tổ chức này.

Bằng cách tận dụng AI và machine learning trên đám mây, các ngân hàng có thể cải thiện tương tác của khách hàng thông qua chatbot, giám sát và ý tưởng theo dữ liệu phi cấu trúc. Ngoài ra, họ có thể cung cấp các dịch vụ sản phẩm tài chính tùy chỉnh. Các tài sản chiến lược được hỗ trợ bởi AI/ML, kết hợp với mô hình dự đoán sẽ tạo ra vô số cơ hội để tích hợp trong tương lai.

vngcloud-blog-fintech-1-hinh-3.jpg
Đảm bảo an toàn và bảo mật cho tài sản trên đám mây với VNG Cloud

Tương lai của dịch vụ tài chính

Quy mô Thị trường Đám mây Tài chính Toàn cầu dự kiến sẽ đạt 68,8 tỷ USD vào năm 2028, t với tốc độ tăng trưởng kép là 20,5% trong giai đoạn dự báo.

Giữa nhiều sự gián đoạn do công nghệ đang xảy ra trong các ngành công nghiệp, đã diễn ra một cuộc tranh luận về việc công nghệ nào sẽ nổi bật lên với tư cách là người dẫn đầu ngành. Khi Big Data tiếp tục mở rộng, sự giám sát của cơ quan quản lý tăng lên và cạnh tranh gay gắt hơn, điện toán đám mây sẽ phân chia các dịch vụ tài chính thành hai nhóm là: 1 là nhóm người biết nắm bắt và phát triển, 2 là nhóm người không nắm bắt và gặp khó khăn.

Khi người tiêu dùng trở nên hiểu biết hơn về công nghệ, họ sẽ ngày càng bị thu hút bởi các dịch vụ tài chính số. Xu hướng này đang khuyến khích các ngân hàng truyền thống kết hợp các giải pháp fintech vào các dịch vụ cốt lõi của họ, trong bối cảnh họ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những người chơi mới trên thị trường.

article.read_more