Sau đại dịch toàn cầu, thế giới đã nhanh chóng chuyển sang mô hình làm việc từ xa, ưu tiên giải pháp số, điều này buộc các tổ chức phải đánh giá lại các chiến lược kinh doanh lâu đời của mình để đảm bảo tính liên tục và phát triển. Các nhà lãnh đạo phải đưa ra các quyết định nhanh chóng và quan trọng liên quan đến việc áp dụng đám mây để hỗ trợ lực lượng lao động phân bố rộng rãi của mình. Vào đầu năm 2020, thời gian là điều cốt yếu và tính cấp bách được ưu tiên. Giờ đây, sau hơn hai năm, các tổ chức có cơ hội để xem xét việc triển khai công nghệ đang phát triển nhanh chóng này và vạch ra lộ trình, chiến lược có chủ đích hơn cho việc quản hệ thống đám mây và dữ liệu.
Làm việc từ xa đã tiếp tục kéo dài đến năm 2022 và dự đoán sẽ tăng vào năm 2023, chiến lược Hybrid Cloud sẵn sàng trở thành yếu tố không thể thiếu cho sự thành công của lực lượng lao động hiện đại.
Khám phá Hybrid Cloud
Hybrid Cloud tích hợp liền mạch cả môi trường public và private cloud, cung cấp khả năng điều phối, quản lý và di chuyển ứng dụng. Điều này giúp cho các tổ chức thiết lập cơ sở hạ tầng linh hoạt, có thể tùy chỉnh và được kiểm soát. Bất chấp nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp kết hợp trong cơ sở hạ tầng CNTT tổng thể, Forbes đã thống kê 43% doanh nghiệp thiếu sót việc lên kế hoạch hoặc chiến lược một cách chính thức.
Thông thường, các chiến lược Hybrid Cloud có nhiều vấn đề phức tạp khác nhau, nhưng những thách thức này có thể được khắc phục thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện chiến lược một cách tỉ mỉ. Để đảm bảo sự thành công, các nhà lãnh đạo phải đầu tư thời gian để tìm hiểu các yêu cầu kinh doanh riêng biệt của mình, sau đó điều chỉnh cách giải pháp đám mây để phù hợp với các ưu tiên kinh doanh dài hạn của tổ chức. Các nhà lãnh đạo muốn tăng cường chiến lược Hybrid Cloud có thể làm theo các bước sau để đạt được kết quả tối ưu.
1. Xác định vị trí workload phù hợp
Các chiến lược đám mây không phải là một chiến lược phù hợp cho tất cả và để khám phá chiến lược Hybrid Cloud phù hợp nhất, các nhà lãnh đạo nên bắt đầu bằng cách làm quen với việc sắp xếp các workload một cách hợp lý. Khi quyết định nơi lưu trữ dữ liệu đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá toàn diện, bao gồm các yếu tố về kỹ thuật, vận hành và kinh doanh. Các câu hỏi chính bao gồm: Chúng ta có cái nhìn tổng quan rõ ràng về vị trí workload hiện tại không? Nếu có, chúng được sử dụng như thế nào và mối liên hệ giữa chúng là gì? Ngoài ra, có phải tất cả workload hiện đang nằm trong môi trường mang lại hiệu suất tối ưu, tính bảo mật, độ tin cậy và sự hài lòng của người dùng không?
Bằng cách đi sâu vào các yêu cầu cụ thể của workload riêng lẻ, các tổ chức có thể xác định sự kết hợp tối ưu giữa dịch vụ on-premises, public cloud, private cloud và dịch vụ colocation. Các nhà lãnh đạo tổ chức phải có được cái nhìn toàn diện về cơ sở hạ tầng hiện có của họ, nắm bắt những thách thức, sự phụ thuộc và điều kiện tiên quyết để giải quyết hiệu quả các câu hỏi trên và xác định vị trí workload phù hợp. Mỗi workload trong tổ chức đều dựa vào dữ liệu làm đầu vào và tạo ra dữ liệu đầu ra. Việc bố trí dữ liệu này, dù là ngắn hạn hay dài hạn, đều có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ tổ chức. Một chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng, có thể cần nhiều thời gian và công sức nhưng cuối cùng nó có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và mang lại trải nghiệm nâng cao cho người dùng khi được thực hiện một cách chỉn chu.
2. Nhấn mạnh khả năng hiển thị của workload
Quản lý môi trường hybrid đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về thời gian và trình độ chuyên môn cao, bao gồm sự thành thạo về công nghệ mạng và hệ điều hành truyền thống cũng như bảo mật dữ liệu. Trước thời kỳ xuất hiện xu hướng làm việc từ xa, đội ngũ IT thường sử dụng các phương pháp phân mảnh để theo dõi trạng thái workload, dựa vào nhiều công cụ khác nhau và các báo cáo không được kết nối. Sự phổ biến của hybrid working (mô hình kết hợp làm việc tại văn phòng và từ xa) đã làm tăng nhu cầu hỗ trợ từ xa theo thời gian thực, khiến các phương pháp phân mảnh này ngày càng kém hiệu quả.
Trong bối cảnh ngày nay, Giám đốc CNTT (CIO) yêu cầu một phương pháp hợp lý để đạt được khả năng hiển thị trên toàn bộ hệ thống hybrid của họ. Để đạt hiệu quả, các nhà lãnh đạo nên cân nhắc việc áp dụng một nền tảng tập trung được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát và duy trì cả môi trường ảo và vật lý. Bằng cách đó, các nhà lãnh đạo có thể tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống CNTT của mình, nhanh chóng truy cập những thông tin có giá trị và đưa ra quyết định sáng suốt một cách hiệu quả. Do tính chất phức tạp của cơ sở hạ tầng số hiện đại, các khoản đầu tư vào quản lý cơ sở hạ tầng số đang gia tăng, tập trung mạnh mẽ vào khả năng phục hồi, bảo mật và khả năng mở rộng.
3. Ưu tiên khả năng phục hồi, bảo mật và khả năng mở rộng
Việc ứng dụng đám mây, tương tự như triển khai hệ thống CNTT khác, đặt ra những thách thức về khả năng phục hồi, bảo mật và khả năng mở rộng. Những yếu tố này rất quan trọng để đạt được các mục tiêu về hiệu suất, sự tuân thủ và hiệu quả chi phí. Trong đại dịch COVID-19, các tổ chức đã tạm thời nới lỏng các quy định về tính linh hoạt, giúp giảm bớt mối lo ngại về những khía cạnh quan trọng này. Tuy nhiên, hiện nay họ phải tái tập trung và duy trì cảnh giác về bảo mật và chi phí để có lợi hơn từ việc triển khai giải pháp đám mây, đồng thời giải quyết các thách thức tiềm ẩn.
Việc phát triển chiến lược phục hồi mạnh mẽ sẽ nâng cao khả năng của tổ chức trong việc ứng phó với sự gián đoạn, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và mất mát dữ liệu. Một nghiên cứu của Snow Software cho thấy 72% các nhà lãnh đạo CNTT xem vấn đề bảo mật là mối quan tâm kinh doanh quan trọng nhất của họ, xuất phát từ những công nghệ phát sinh và không thuộc quản lý. Khi cơ sở hạ tầng CNTT mở rộng, các nhà lãnh đạo phải chuyển trọng tâm sang các chiến lược đề phòng nâng cao, vì bảo mật vành đai truyền thống không đủ để bảo vệ hệ thống hybrid trải rộng trên nhiều nền tảng.
Bảo mật đám mây phải là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là khi số vụ tấn công ransomware công khai tăng lên 49% trong vòng 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022. Các cuộc tấn công mạng có thể nhanh chóng gay ảnh hưởng tới doanh nghiệp, do đó một hệ thống bảo vệ mạnh mẽ là tối quan trọng để bảo vệ tài sản trí tuệ và dữ liệu khách hàng. Vì dữ liệu là tài sản của mọi tổ chức nên việc ngăn chặn các tác nhân đe dọa là rất cần thiết cho sự bảo mật của tổ chức đó.
Khi nhắc đến khả năng mở rộng, đám mây hiện cung cấp tài nguyên điện toán theo nhu cầu sử dụng, có thể mang lại hiệu quả về mặt chi phí cho các tổ chức có ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm doanh nghiệp khó tính toán các chi phí đám mây, dẫn đến sự không hài lòng với những chi phí bất ngờ. Để giảm thiểu điều này, các nhà lãnh đạo nên ưu tiên việc minh bạch ngân sách và giám sát chặt chẽ chi tiêu trên nền tảng đám mây. Cơ sở hạ tầng với auto-scaling đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ để không bị bội chi ngân sách. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều dữ liệu phải liên tục kiểm tra các chiến lược về khả năng phục hồi, bảo mật và mở rộng. Khi hệ thống CNTT của tổ chức thay đổi, các giải pháp đám mây của tổ chức đó cũng phải điều chỉnh cho phù hợp.
Khi doanh nghiệp lập kế hoạch cẩn thận và linh hoạt, việc áp dụng chiến lược đám mây có thể tăng cường hoạt động của hệ thống IT. Điều quan trọng là doanh nghiệp nên thu thập thông tin cần thiết và lên kế hoạch thực hiện một cách toàn diện. Cho dù quá trình này mất vài tuần hay vài năm, các nhà lãnh đạo nên tập trung vào việc lập kế hoạch tỉ mỉ, tư duy chiến lược và khả năng thích ứng khi chuyển đổi sang Hybrid Cloud.