Lưu trữ đám mây là gì?
Lưu trữ đám mây là mô hình tích hợp trong điện toán đám mây, giúp lưu trữ data và file trên Internet thông qua các dịch vụ của nhà cung cấp điện toán đám mây. Người dùng có thể truy cập thông qua Internet hoặc một kết nối mạng riêng chuyên dụng. Nhà cung cấp sẽ đảm bảo sự an toàn trong việc lưu trữ, quản lý và bảo trì máy chủ, cơ sở hạ tầng, đảm bảo doanh nghiệp có quyền truy cập vào dữ liệu với khả năng mở rộng không giới hạn và có dung lượng linh hoạt.
Với lưu trữ đám mây, người dùng không cần phải đầu tư hoặc quản lý cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu riêng, từ đó giúp bạn tận hưởng sự linh hoạt, khả năng mở rộng, tính ổn định, cùng với khả năng truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi.
Lưu trữ đám mây hoạt động như thế nào?
Lưu trữ đám mây được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sở hữu và vận hành kho lưu trữ dữ liệu thông qua việc duy trì các Data Center lớn. Những nhà cung cấp này quản lý dung lượng, bảo mật và khả năng phục hồi dữ liệu, đảm bảo rằng ứng dụng có thể truy cập dữ liệu qua Internet thông qua mô hình thanh toán Pay-as-you-go.
Thông thường, doanh nghiệp có thể kết nối với đám mây lưu trữ qua Internet hoặc một kết nối riêng tư được thiết lập bằng web portal, website hoặc ứng dụng di động. Khi khách hàng mua kho lưu trữ đám mây từ một nhà cung cấp dịch vụ, họ sẽ chuyển giao hầu hết kho lưu trữ dữ liệu cho nhà cung cấp, bao gồm dung lượng, bảo mật, độ khả dụng của dữ liệu, máy chủ lưu trữ, tài nguyên điện toán và phân phối dữ liệu mạng. Ứng dụng của doanh nghiệp truy cập lưu trữ đám mây thông qua các giao thức lưu trữ truyền thống hoặc trực tiếp sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API).
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây có thể cung cấp các dịch vụ được thiết kế giúp thu thập, quản lý, bảo mật và phân tích dữ liệu hiệu quả trên quy mô lớn.
Lưu trữ đám mây có những hình thức nào?
Có ba hình thức lưu trữ đám mây phổ biến: Object Storage, File storage và Block Storage. Mỗi hình thức này đều có các lợi thế riêng và phù hợp với từng trường hợp.
1. Object Storage
Các doanh nghiệp phải xử lý lượng dữ liệu phi cấu trúc lớn và ngày càng tăng, bao gồm hình ảnh, video, dữ liệu cảm biến, audio files và nội dung web. Vì vậy, họ đang phải đối mặt với thách thức tìm kiếm giải pháp lưu trữ có khả năng mở rộng, hiệu quả và chi phí hợp lý.
Object Storage là một giải pháp lưu trữ dữ liệu trong đó thông tin được lưu dưới dạng các đối tượng riêng biệt, mỗi đối tượng đi kèm với siêu dữ liệu và mã định danh riêng biệt. Giải pháp này thường được áp dụng cho các ứng dụng yêu cầu khả năng mở rộng mạnh mẽ (hãy nghĩ về quy mô từ nhiều petabyte đến exabyte) và độ bền xuất sắc. Thay vì được sắp xếp trong các file hoặc hệ thống phân cấp thư mục, các đối tượng được giữ trong vùng lưu trữ bảo mật mang lại khả năng điều chỉnh quy mô không giới hạn. Việc lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn cũng ít tốn kém hơn.
Các ứng dụng được phát triển trên đám mây thường tận dụng khả năng điều chỉnh quy mô lớn và các đặc điểm siêu dữ liệu của Object Storage. Giải pháp này là lựa chọn lý tưởng để xây dựng các ứng dụng hiện đại từ đầu yêu cầu quy mô và tính linh hoạt, đồng thời có thể nhập kho dữ liệu hiện có để phân tích, sao lưu hoặc lưu trữ.
2. File Storage
File Storage hay lưu trữ theo tệp, được sử dụng rộng rãi bởi các ứng dụng và tổ chức dữ liệu theo cấu trúc thư mục và tệp tin. Hình thức lưu trữ này thường được gọi là lưu trữ có sẵn qua mạng (Network-Attached Storage - NAS) và sử dụng các giao thức tập tin tiêu chuẩn như Server Message Block (SMB) cho hệ thống Windows và Network File System (NFS) cho môi trường Linux.
3. Block Storage
Các cơ sở dữ liệu database hoặc hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) thường yêu cầu kho lưu trữ chuyên dụng với độ trễ thấp cho mỗi máy chủ. Điều này tương tự với thiết bị lưu trữ gắn trực tiếp (Direct-Attached Storage - DAS) hoặc mạng khu vực lưu trữ (Storage Area Network - SAN).
Trong các tình huống này, doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây để lưu trữ dữ liệu dưới dạng khối. Mỗi khối dữ liệu có một mã định danh duy nhất để lưu trữ và truy xuất nhanh chóng.
Các trường hợp nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây
Lưu trữ đám mây phục vụ nhiều mục đích trong quản lý ứng dụng, quản lý dữ liệu và bảo đảm tính liên tục trong kinh doanh. Dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây:
1. Phân tích và data lake
Các giải pháp lưu trữ on-premises có thể không nhất quán về chi phí, hiệu suất và khả năng điều chỉnh quy mô. Phân tích thường yêu cầu các nhóm lưu trữ quy mô lớn, chi phí hợp lý, độ khả dụng và bảo mật cao, thường được gọi là data lake.
Data lake được xây dựng trên Object Storage, giữ thông tin ở định dạng gốc với siêu dữ liệu phong phú, giúp trích xuất và sử dụng có chọn lọc để phân tích. Data lake trên nền tảng đám mây có thể là trung tâm của nhiều data warehouse, giúp hoàn thành các dự án trong thời gian ngắn hơn và đạt được hiệu quả cao hơn.
2. Sao lưu và phục hồi sau sự cố
Sao lưu và phục hồi sau sự cố là điều quan trọng để bảo vệ và truy cập dữ liệu, nhưng để bắt kịp với yêu cầu dung lượng ngày càng tăng có thể là một thách thức. Lưu trữ đám mây mang lại hiệu quả về chi phí, độ bền cao và khả năng mở rộng cho các giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu.
Các chính sách quản lý dữ liệu tích hợp có thể tự động chuyển dữ liệu sang kho lưu trữ có chi phí thấp hơn dựa trên các tiêu chí cụ thể. Các "kho lưu trữ archive" có thể được thiết lập để đáp ứng yêu cầu pháp lý hoặc quy định. Những lợi ích này mang lại lợi ích to lớn về quy mô trong các lĩnh vực có lượng dữ liệu phi cấu trúc lớn và nhu cầu lưu trữ lâu dài, như dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, khoa học đời sống cũng như truyền thông và giải trí.
3. Kiểm tra và phát triển phần mềm
Môi trường kiểm tra và phát triển phần mềm thường yêu cầu môi trường lưu trữ riêng biệt, độc lập và trùng lặp được xây dựng, quản lý và ngừng hoạt động, điều này có thể gây mất thời gian và đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.
Các công ty hàng đầu thường sử dụng tính linh hoạt, hiệu suất và chi phí thấp của dịch vụ lưu trữ đám mây để tăng cường quá trình phát triển ứng dụng. Ngay cả các trang web tĩnh đơn giản cũng có thể được nâng cấp với chi phí tối thiểu. Các chuyên gia CNTT và developer đang chuyển sang các tùy chọn thanh toán Pay-as-you-go để đơn giản hóa việc quản lý và tính mở rộng.
4. Di chuyển dữ liệu lên đám mây
Mặc dù tính khả dụng, độ bền và chi phí thấp của dịch vụ lưu trữ đám mây rất hấp dẫn, nhưng việc di chuyển lượng dữ liệu lớn lên đám mây có thể gặp khó khăn. Các dịch vụ Hybrid, edge và di chuyển dữ liệu cung cấp giải pháp để tạo điều kiện cho việc chuyển dữ liệu lên đám mây, giải quyết mối lo ngại của các chuyên viên CNTT đối với lưu trữ, sao lưu, mạng, bảo mật và tuân thủ.
5. Tuân thủ quy định
Lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trên đám mây có thể gây ra mối quan ngại về tuân thủ quy định. Các biện pháp kiểm soát tuân thủ dữ liệu đám mây được thiết kế để đảm bảo doanh nghiệp có thể triển khai và thực hiện các biện pháp tuân thủ toàn diện trên dữ liệu của mình, giúp người dùng đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ quy định của các cơ quan quản lý trên toàn cầu.
Các nhà cung cấp đám mây thường tuân theo mô hình trách nhiệm chia sẻ, cho phép người dùng quản lý rủi ro hiệu quả trong môi trường CNTT và cung cấp sự đảm bảo trong quản lý rủi ro thông qua việc tuân thủ các khuôn khổ công nghệ và quy định đã được thiết lập và công nhận rộng rãi.
6. Lưu trữ ứng dụng hoạt động trên đám mây
Các ứng dụng hoạt động trên đám mây sử dụng các công nghệ như container hóa và serverless, thường gồm thành phần nhỏ, độc lập và kết nối ít phụ thuộc được biết đến với tên gọi là microservices. Các dịch vụ lưu trữ đám mây cung cấp khả năng quản lý dữ liệu cho các ứng dụng này và giải quyết các thách thức về kho lưu trữ dữ liệu trên đám mây.
7. Lưu trữ
Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng dữ liệu theo cấp số nhân, tuân thủ quy định nghiêm ngặt và yêu cầu phân tích dữ liệu. Machine learning và phân tích dữ liệu mang lại nhiều công dụng cho dữ liệu hơn bao giờ hết.
Việc tuân thủ quy định đòi hỏi thời gian lưu trữ dữ liệu lâu dài. Khách hàng cần thay thế cơ sở hạ tầng lưu trữ băng từ và ổ đĩa on-premises bằng các giải pháp lưu trữ đám mây, cung cấp độ bền dữ liệu nâng cao, thời gian truy xuất nhanh chóng, cải thiện bảo mật và tuân thủ, cùng với khả năng truy cập dữ liệu tốt hơn cho các phân tích nâng cao.
8. Lưu trữ Hybrid Cloud
Nhiều tổ chức muốn tận dụng các lợi ích của lưu trữ đám mây đồng thời vẫn duy trì các ứng dụng on-premises yêu cầu truy cập có độ trễ thấp hoặc truyền dữ liệu nhanh chóng lên đám mây. Các kiến trúc lưu trữ Hybrid Cloud kết nối các hệ thống và ứng dụng on-premises với lưu trữ đám mây nhằm giúp giảm chi phí, giảm gánh nặng quản lý và thúc đẩy sự đổi mới.
9. Lưu trữ Cơ sở dữ liệu
Block Storage có hiệu suất cao và khả năng cập nhật dễ dàng nên thường được sử dụng cho các giao dịch cơ sở dữ liệu (transactional database). Với metadata hạn chế, dạng lưu trữ này phù hợp với ứng dụng nhạy cảm với độ trễ như databases.
Developer có thể thiết lập các database giao dịch mạnh mẽ, có quy mô linh hoạt và hiệu quả cao bằng Block Storage, với mỗi khối là một đơn vị độc lập, cơ sở dữ liệu hoạt động tối ưu, ngay cả khi dữ liệu được lưu trữ không ngừng tăng lên.
10. Machine Learning và Internet of Things
Với lưu trữ đám mây, doanh nghiệp có thể xử lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu gần với các ứng dụng, sau đó sao chép dữ liệu lên đám mây để thực hiện phân tích. Phương pháp này giúp việc lưu trữ dữ liệu hiệu quả và tiết kiệm chi phí đồng thời hỗ trợ machine learning, AI và phân tích dữ liệu chuyên sâu cho sự đổi mới của doanh nghiệp.
Về vStorage
VNG Cloud cung cấp vStorage, một giải pháp lưu trữ đám mây đa lớp. Đây là giải pháp cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây an toàn, bảo mật và bền bỉ với ba loại lưu trữ chuyên dụng (Object, File, Block) được thiết kế để đáp ứng nhu cầu truy xuất dữ liệu nhanh chóng, liên tục. vStorage phù hợp cho các nhu cầu đa dạng về lưu trữ như kho dữ liệu media, log analytic, ứng dụng di động, sao lưu, ứng dụng doanh nghiệp, IOT...
Tính năng nổi bật của vStorage:
- Khả năng mở rộng: 2 chi nhánh TP.HCM & Hà Nội; Mở rộng ngay lập tức kho lưu trữ; Thời gian sẵn sàng dưới 1 phút; Chủ động thao tác trên portal; Auto-scaling.
- An toàn và bảo mật tuyệt đối: Dữ liệu Rep=3 trên 3 máy chủ; Mã hóa khi lưu trữ vào ổ đĩa; Phân quyền ACL, IAM; Whitelist IP; Block truy cập công cộng; Tempurl; Sao lưu đa vùng.
- Quản trị đơn giản: Self-service portal; Dashboard với tính năng Usage Report, Billing Report, Cost Explorer; Tăng quota tự động; Tự động gia hạn/Trả sau.
- Tốc độ & Tương thích cao: Băng thông 10Gbps (scalable); Tương thích S3 SDK, S3 client tool; Hỗ trợ giao thức NFS/SMB trên nền lưu trữ Object Storage.
- Tối ưu chi phí: 3 lớp lưu trữ khác nhau; Tính năng lifecycle chuyển đổi dữ liệu giữa các lớp lưu trữ; Lớp Gold miễn phí 100% request và x10 traffic.
VNG Cloud cung cấp các giải pháp đám mây cao cấp, thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới kỷ nguyên chuyển đổi số. Cho dù doanh nghiệp mong muốn triển khai workload dễ dàng hay chạy ứng dụng với độ trễ tối thiểu cho người dùng cuối, VNG Cloud đều có thể cung cấp cho doanh nghiệp cơ sở hạ tầng đám mây mọi nơi, mọi lúc.