Feb-03-2020

Doanh nghiệp bán lẻ phải làm gì để "sống" được tại Việt Nam?

Thị trường khốc liệt

Trần Anh, Shop & Go, Fivimart, Giant hay Auchan là những thương hiệu lần lượt biến mất khỏi thị trường bán lẻ Việt Nam thời gian qua. Mặc dù trong số này, có thương hiệu đã xuất hiện trên thị trường từ rất lâu, có thương hiệu sở hữu quy mô và tầm vóc khá “hoành tráng” ở nước ngoài nhưng rốt cuộc cũng đều không tránh khỏi quy luật đào thải khắc nghiệt của ngành bán lẻ trong nước.

Có thể thấy sức ép từ những ông lớn sừng sỏ khiến cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ khó sống. Sự thua kém về khả năng quản lý, công nghệ, thích ứng với xu hướng, áp dụng các phần mềm ERP, CRM... là lý do khiến các doanh nghiệp này phải chấp nhận rời cuộc chơi và nhượng lại thị phần, sáp nhập hoặc bán cổ phần cho doanh nghiệp lớn.

Nhận xét về sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội chia sẻ: "Câu chuyện thành bại của một doanh nghiệp bán lẻ có lẽ nằm ở chiến lược kinh doanh, bên cạnh đó là tích hợp công nghệ để phù hợp với thói quen tiêu dùng hiện đại".

Công nghệ nào cho doanh nghiệp?

Công nghệ đã và đang làm thay đổi và gây ảnh hưởng lớn lên ngành bán lẻ trong thời đại số ngày nay. Đã qua rồi thời bán hàng thụ động, các doanh nghiệp bán lẻ bây giờ phải chủ động kết nối với khách hàng của mình, tìm hiểu những gì họ muốn và khi nào họ cần thông qua các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp.

Chuyên gia Kaleigh Moore của Forbes cho biết: "Ứng dụng công nghệ là cách mà các nhà bán lẻ đang áp dụng để nỗ lực vượt qua đối thủ, đem lại những giải pháp đổi mới cho thị trường đồng thời thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng qua nhiều hình thức khác nhau".

Việc chọn đúng các giải pháp phần mềm doanh nghiệp phù hợp được xem là bước đi sống còn. Để xây dựng một mô hình kinh doanh bán lẻ hoàn chỉnh, bạn cần có các loại phần mềm cần thiết giúp cung cấp trải nghiệm mua sắm của khách hàng một cách nhất quán và liền mạch. Dưới đây là một số các loại phần mềm cơ bản mà bất cứ doanh nghiệp bán lẻ nào cũng nên sử dụng:

  • - E-commerce software (phần mềm thương mại điện tử): đây là nền tảng cho phép một doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ trên mạng. Với sự hỗ trợ của các phần mềm thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể nhanh chóng bắt đầu kinh doanh trực tuyến với chi phí hợp lý, và khách hàng của bạn có thể dễ dàng truy cập và mua sản phẩm mọi lúc mọi nơi.
  • - Inventory control software (phần mềm quản lý kho): cho phép doanh nghiệp thiết lập và quản lý các doanh mục hàng hoá, khách hàng, nhà cung cấp, kho hàng; quản lý quá trình mua nhập hàng như đơn đặt hàng, nhập hàng; quản lý tình hình xuất hàng, quản lý hàng tồn kho,…
  • - Point of sale software (phần mềm bán hàng): cho phép doanh nghiệp ghi nhận lại số lượng sản phẩm ra vào trong một khoảng thời gian nhất định, việc trang bị và áp dụng POS sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ sản phẩm, hạn chế thất thoát và luôn đáp ứng nhu cầu mua sắm & thanh toán của khách hàng một cách nhanh gọn, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Một số nền tảng phần mềm thương mại điện tử nổi tiếng và phổ biến trên quy mô toàn cầu có thể kể đến Magento, OpenCart, Wordpress với các plug-in Woocommerce hay Jigoshop. Điểm chung của các nền tảng này là đều hỗ trợ tổng thể các loại phần mềm cần thiết cho việc bán lẻ, bao gồm cả ba phần mềm vừa liệt kê ở trên.

Hiện Magento, OpenCart, Wordpress đều được cung cấp bởi VNG Cloud Marketplace. Người dùng có thể tuỳ chỉnh các tính năng trên website của mình một cách linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu. Ngoài ra, các nền tảng này còn rất thân thiện với SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm), và tương thích hài hoà với giao diện di động.

  • - ERP software (phần mềm ERP): ERP là từ viết tắt của Enterprise Resource Planning – hoạch định tổng thể nguồn lực doanh nghiệp, một mô hình ứng dụng công nghệ vào quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Sử dụng phần mềm ERP cho phép chúng ta dễ dàng quản trị hoạt động của doanh nghiệp, tập trung vào việc liên kết, kết nối giữa các bộ phận như bán hàng, kinh doanh, nhân sự,… giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về hoạt động của cả công ty.

Nhà cung cấp dịch vụ ERP lớn nhất thế giới hiện nay là Odoo, với hàng ngàn ứng dụng hỗ trợ đi kèm. Ưu điểm của Odoo đó là chi phí đầu tư và triển khai thấp. Odoo tiếp cận người dùng bằng các tiêu chí tiết kiệm, nhanh chóng, dễ sử dụng. Ngoài ra còn có khả năng mở rộng, cập nhật tính năng, tích hợp tất cả trong một.

  • - CRM software (phần mềm CRM): CRM là viết tắt của Customer Relationship Management, tạm dịch là quản lý quan hệ khách hàng. Phần mềm CRM cho phép quản trị và chăm sóc mối quan hệ khách hàng, tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ bán hàng, tạo ra mối gắn kết giữa doanh nghiệp với người dùng từ đó thúc đẩy doanh thu.

Nhắc đến phần mềm CRM, không thể bỏ qua cái tên SuiteCRM. Đây là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tốt nhất thế giới hiện nay, với các ưu điểm như hoàn toàn miễn phí, khả năng tuỳ biến cao, đa nền tảng,...

Cả phần mềm ERP Odoo và phần mềm CRM Suite CRM hiện đều được cung cấp trên VNG Cloud Marketplace cho khách hàng lựa chọn.

Doanh nghiệp nên chọn phần mềm nào?

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là một vấn đề gây đau đầu cho không ít giám đốc, chủ doanh nghiệp. Do đó, cần sự tư vấn tận tình và sát sao từ nhà cung cấp dịch vụ. Tại VNG Cloud, đội ngũ bán hàng và tư vấn sẽ luôn giúp đỡ bạn một cách nhiệt tình để doanh nghiệp của bạn có thể chọn được giải pháp phù hợp nhất.

Ông Vũ Minh Trí, VNG Cloud CEO, Phó tổng giám đốc VNG

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần gia tăng doanh thu, kiếm được nhiều khách hàng, bán được nhiều hàng hơn trong thời gian ngắn. Do đó, lựa chọn sử dụng phần mềm CRM trước sẽ hỗ trợ tốt hơn trong việc bán hàng và marketing, từ đó tăng doanh thu và giúp công ty tồn tại và phát triển trong ngắn hạn.

Sau đó, khi công ty đã lớn mạnh thì lúc này phần mềm ERP sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí, tối ưu hoá hoạt động của công ty khi mà số lượng nhân viên ngày càng tăng, các qui trình giữa các bộ phận trở nên phức tạp.