Có thể nói, năm 2023 sẽ là năm bản lề đối với điện toán đám mây. Do sự suy thoái của kinh tế toàn cầu trong năm nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây nhằm tối ưu chi phí của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc điện toán đám mây sẽ tiếp tục phát triển mạnh giống với năm 2022, thậm chí còn có thể mạnh mẽ hơn.
Vậy đâu sẽ là những xu hướng định hình thị trường điện toán đám mây trong năm 2023? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Cơ hội trong thời kỳ suy thoái kinh tế
Năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải trải qua thời kì suy thoái kinh tế, và các quản lý CNTT không khỏi trăn trở sự suy thoái này sẽ có ảnh hưởng gì đối với hoạt động kinh doanh của họ và làm thế nào để phục hồi.
Tuy nhiên nếu nhìn theo hướng tích cực, sự sụt giảm của nền kinh tế toàn cầu lại là một bàn đạp giúp tiếp thêm động lực để các doanh nghiệp triển khai điện toán đám mây, và là cơ hội phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Có nhiều yếu tố thúc đẩy các công ty chuyển lưu trữ dữ liệu của họ từ máy chủ tại chỗ sang điện toán đám mây. Nó có thể mang lại sự linh hoạt hơn, tăng cường bảo mật, cho phép mở rộng hạ tầng CNTT không giới hạn và mang lại nhiều tính năng tân tiến khác. Tuy nhiên, lợi ích đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng này đó chính là khả năng tối ưu chi phí của các dịch vụ đám mây, đặc biệt là khi được triển khai cùng một chiến lược FinOps (Hoạt động tài chính) nhằm quản lý chi phí dành cho đám mây.
Việc chuyển đổi hạ tầng sang điện toán đám mây tuy không phải là một việc dễ dàng, nhưng đây là một bước đi kinh doanh khôn ngoan, về lâu dài sẽ đem đến những lợi ích vô cùng xứng đáng. Đặc biệt, điện toán đám mây không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu và chi phí bảo trì phần cứng đắt tiền, các công ty có thể trì hoãn toàn bộ chi phí cho đến khi tình hình kinh tế thuận lợi hơn.
2. Xu hướng phát triển bền vững đang ngày càng thúc đẩy các công ty áp dụng điện toán đám mây
Vào năm 2023, các doanh nghiệp phải chịu một áp lực lớn trong việc giảm lượng khí thải carbon. Các nhà đầu tư và khách hàng luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp để xem liệu họ có đạt được các mục tiêu giảm thiểu carbon hay không. Các tổ chức tài chính như Blackrock đang từ chối đầu tư vào các công ty không đạt được mục tiêu biến đổi khí hậu mà họ đề ra. Một số quốc gia tại châu Âu cũng đang thực hiện thuế carbon nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Do đó, vào năm 2023, nỗ lực giảm phát thải là chất xúc tác thúc đẩy các công ty áp dụng điện toán đám mây, bởi đây là một lựa chọn bền vững hơn so với việc sử dụng hạ tầng tại chỗ.
Điện toán đám mây là một giải pháp có thể giảm đáng kể mức sử dụng carbon, vì nó chuyển gánh nặng carbon tạo ra từ việc lưu trữ dữ liệu cho bên thứ ba. Hơn nữa, cũng giống như việc sử dụng xe bus để di chuyển thay vì ô tô cá nhân, việc sử dụng public cloud giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ điện năng và khí thải carbon, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và thân thiện hơn với môi trường.
3. Việc áp dụng và sử dụng máy học (ML) và trí tuệ nhân tạo (AI)
Sự ra đời của công cụ ChatGPT vào cuối năm 2022 đã cho thấy việc áp dụng AI và ML có thể đem tới những lợi ích vượt trội như thế nào cho doanh nghiệp và người dùng cuối. Các công ty có thể tự động hóa các tác vụ vận hành cơ bản và sử dụng chatbot để nâng cao dịch vụ khách hàng, giúp tăng năng suất và tiết kiệm chi phí.
Xu hướng này mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và tiềm năng phát triển của AI trong tương lai còn rất lớn. Điện toán đám mây là nền tảng hỗ trợ các công nghệ mới nổi này, lượng dữ liệu khổng lồ dùng để vận hành những công nghệ thông minh này được lưu trữ trên đám mây, ngoài ra, nhiều dịch vụ SaaS hiện nay đã tích hợp sẵn công nghệ AI nhằm giúp doanh nghiệp triển khai nhanh chóng hơn.

ChatGPT là một ví dụ thành công của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Máy học (ML)
4. Vai trò an ninh ngày càng quan trọng
Vào năm 2022, thiệt hại trung bình gây ra bởi các vụ vi phạm dữ liệu đã tăng lên tới 4,35 triệu đô la, tăng từ 4,24 triệu đô la vào năm 2021. Và vào năm 2023, ta có thể dễ dàng dự đoán rằng mức thiệt hại này sẽ còn tăng mạnh nếu các doanh nghiệp không nghiêm túc đầu tư vào bảo mật. Bảo mật sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin và điện toán đám mây có thể được coi là giải pháp an toàn nhất cho các doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp điện toán đám mây thường sở hữu năng lực chuyên sâu và những công nghệ tân tiến hơn trong việc bảo mật dữ liệu, bởi đây là nhiệm vụ chuyên môn của họ. Ngoài ra, các giải pháp điện toán đám mây cũng thường được tích hợp sẵn những tính năng bảo mật thiết yếu như tường lửa, mã hoá dữ liệu, hay phân quyền truy cập. Bằng cách chia bớt gánh nặng bảo mật cho các nhà cung cấp đám mây như VNG Cloud, các doanh nghiệp có thể vừa tiết kiệm chi phí dành cho bảo mật, vừa giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị tấn công mạng.

Bảo mật sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin
5. Multi-Cloud và Hybrid Cloud là sự lựa chọn lý tưởng
Vào năm 2023, mô hình Multi-Cloud (đa đám mây) và Hybrid Cloud (đám mây lai) đang trở thành lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp. Với việc ngày càng nhiều công ty nhận ra lợi ích của việc chuyển dịch hạ tầng lên đám mây, xu hướng hướng tới các giải pháp Hybrid Cloud và Multi-Cloud dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Các giải pháp Hybrid Cloud đặc biệt hấp dẫn đối với các công ty đã có máy chủ tại chỗ nhưng cần mở rộng hạ tầng CNTT. Thay vì thay thế hay mua thêm máy chủ này, các nhà cung cấp đám mây sẽ đảm nhận việc quản lý cơ sở hạ tầng CNTT cho doanh nghiệp. Điều này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc, do đó các doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi sang mô hình Hybrid Cloud để cắt giảm chi phí CNTT.
Trong khi đó, các giải pháp Multi-Cloud cho phép các công ty trải rộng cơ sở hạ tầng CNTT của họ trên nhiều nhà cung cấp đám mây, mang lại sự linh hoạt cao hơn và giảm nguy cơ mất dữ liệu hoặc gián đoạn hệ thống. Bằng cách sử dụng nhiều nhà cung cấp đám mây, doanh nghiệp cũng có thể hưởng lợi từ những điểm mạnh và khả năng riêng của từng nhà cung cấp, cho phép họ tối ưu hóa cơ sở hạ tầng CNTT của mình cho các nhu cầu cụ thể.

Mô hình Multi-cloud và Hybrid Cloud đều tích hợp nhiều hơn một đám mây, nhưng có nhiều điểm khác biệt
Sự phát triển của các mô hình Multi-cloud và Hybrid Cloud phản ánh sự nhận thức ngày càng tăng của doanh nghiệp rằng điện toán đám mây là hạ tầng CNTT tương lai. Khi các nhà cung cấp dịch vụ cloud đưa ra những giải pháp đổi mới hơn, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều các công ty áp dụng các mô hình đám mây này để đáp ứng nhu cầu CNTT của họ vào năm 2023.
Tóm lại, năm 2023 được coi là một năm thú vị đối với ngành công nghiệp điện toán đám mây, với vô vàn những thách thức, cơ hội và đổi mới phía trước. Nhưng chắc chắn các giải pháp điện toán đám mây sẽ còn được ứng dụng nhiều hơn nữa, khi các doanh nghiệp tiếp tục tìm cách tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ. Với nhà cung cấp dịch vụ đám mây phù hợp, các công ty có thể tích hợp liền mạch hệ thống hiện có với các giải pháp đám mây, cho phép họ tận hưởng tính linh hoạt, khả năng mở rộng và hiệu quả về chi phí.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ đám mây đáng tin cậy, vậy thì đừng tìm đâu xa, hãy đến với VNG Cloud. Đón đầu những xu hướng mới nhất của điện toán đám mây, chúng tôi đem tới những giải pháp cụ thể cho từng vấn đề của doanh nghiệp bạn, giúp giải quyết toàn diện bài toán khó khăn. Hãy tìm hiểu thêm về các giải pháp của VNG Cloud tại đây.